Thủy điện không thể vô can với hạn, mặn tại ĐBSCL
- Cập nhật: Thứ hai, 23/3/2020 | 9:36:38 Sáng
Có ý kiến cho rằng do Trung Quốc chỉ chiếm 16% trữ lượng nước trên sông Mê Công nên các đập thủy điện ở quốc gia này không ảnh hưởng nhiều đến khu vực hạ lưu.
Theo TS. Đào Trọng Tứ, Chuyên gia Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam: Tuy Trung Quốc chỉ đóng góp 16% lưu lượng dòng cho sông Mê Công nhưng với lợi thế về địa hình, phần sông chảy qua Trung Quốc có tiềm năng thủy điện gần bằng tiềm năng thủy điện của tất cả các quốc gia Hạ lưu vực. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc đang tìm cách khai thác các nguồn tài nguyên nước có thể sản xuất năng lượng đáp ứng cơn khát điện ngày càng lớn của mình. Mê Công là một lưu vực sông mà Trung Quốc đang tích cực khai thác cho mục tiêu năng lượng. Trong kế hoạch dài hạn năm 2040, Trung Quốc dự kiến xây dựng 15 bậc thang thủy điện với tổng công suất lắp máy lên đến 22.860MW, tổng dung tích chứa 52, 81 tỷ m3, dung tích hữu ích 29,3 tỷ m3.
Hiện tại Trung Quốc đã phát triển 8 nhà máy thủy điện trên sông Lan Thương gồm Gongguo, Xiaowan, Manwan, Dachaoshan, Nuozhadu, Jinghong, Ganlanba và Méngsong với tổng công suất 15.000MW và hồ chứa có dung tích khoảng trên 40 tỷ m3 nước để đáp ứng nhu cầu điện năng trong tỉnh Đông Nam Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Châu và Châu Quý và xuất khẩu điện sang Thái Lan. Dự kiến đến năm 2040, Trung Quốc sẽ xây thêm 6 đến 7 nhà máy thủy điện quy mô lớn và hàng chục trạm thủy điện trung bình và nhỏ trong lưu vực sông Lan Thương để khai thác triệt để tiềm năng thủy điện của lưu vực sông này.
Việt Nam có 108 lưu vực sông, với 3.450 sông, suối tương đối lớn và tổng lượng nước trung bình hằng năm khoảng 830 - 840 tỷ m3, nhưng lại chỉ tập trung chủ yếu ở một số lưu vực sông lớn như: sông Mê Công (Cửu Long), sông Hồng – sông Thái Bình.... Trong đó, chỉ có khoảng 37% lượng nước đó được sản sinh ở trong nước. Nếu chỉ tính nước nội sinh, bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 3.600 m3/năm, (mức trung bình của nhiều quốc gia 4.000m3/năm).
Sông Mê Công là sông quốc tế lớn nhất ở Việt Nam, quan trọng nhất vùng Đông Nam Á, chảy qua 6 quốc gia. Tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 475 tỷ m3 (xếp thứ 8 trên thế giới). Vùng lưu vực sông Mê Công thuộc Việt Nam (gồm ĐBSCL và Tây Nguyên) phần lớn nằm ở cuối nguồn, chiếm khoảng 8%diện tích lưu vực,với mức đóng góp khoảng trên 50 tỷ m3 nước, tương ứng khoảng 11%.
Sông Mê Công có vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bảo đảm nguồn nước cho hai vùng rộng lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với vùng ĐBSCL và Tây Nguyên nước ta; đóng góp khoảng 2/3 tổng lượng nước và là nguồn sinh sống cho 23% dân số của Việt Nam.
Theo kết quả phân tích ảnh viễn thám của Bộ Tài nguyên và Môi trường: trên toàn bộ lưu vực sông Mê Công ngoài lãnh thổ Việt Nam có 176 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành hoặc đang xây dựng.
Ngoài các dự án thủy điện, gần đây Thái Lan đã nghiên cứu một số dự án chuyển nước từ sông Mê Công vào vùng Bắc và Đông Bắc Thái Lan với lưu lượng trên 12 tỷ m3/năm.
Các tin khác
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...