Tuần lễ Công trình xanh năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3 - 4/10 với chủ đề "Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn".
Sự kiện này do Bộ Xây dựng chủ trì, với sự tham gia của nhiều đơn vị thuộc Bộ như Viện Kiến trúc Quốc gia, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST), Viện Vật liệu Xây dựng (VIBM), và Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia (VIUP).
Diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, sự kiện hứa hẹn thu hút hơn 1.000 đại biểu từ các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông. Trong hai ngày, các hội thảo chuyên đề sẽ thảo luận về những chủ đề như phát triển nhà ở xanh, vật liệu xây dựng bền vững, quy hoạch đô thị và hạ tầng xanh.
Ngày 3/10, dự kiến diễn ra các hội thảo chuyên đề về: Phát triển nhà ở, BĐS theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng; Đổi mới vật liệu xanh thúc đẩy giải pháp bền vững cho một tương lai xanh; Quy hoạch, quản lý phát triển đô thị và hạ tầng xanh; Kết hợp hiệu quả các giải pháp công nghệ và thiết bị hướng đến công trình tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.
Đặc biệt, phiên toàn thể của sự kiện vào sáng 4/10 sẽ là điểm nhấn với chủ đề "Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn"
Thông qua sự kiện, Bộ Xây dựng đã truyền thông nâng cao nhận thức của các bên liên quan về lợi ích của việc phát triển công trình xanh, đô thị xanh, góp phần thể hiện nỗ lực của ngành Xây dựng trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần vào giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của BĐKH và hướng tới phát triển bền vững của Việt Nam.
Với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế và trong nước, Tuần lễ Công trình xanh 2024 là cơ hội để thảo luận và chia sẻ những giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành xây dựng, góp phần vào mục tiêu giảm phát thải và bảo vệ môi trường của Việt Nam.
TÙNG LÂM
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...