Sứ quán Mỹ tại Việt Nam: ''Hết sức quan ngại việc Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong''

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/4/2020 | 8:17:37 Sáng

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vừa ra thông báo bày tỏ sự quan ngại đối với việc Trung Quốc đang làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong.

Hợp tác Mekong-Lan Thương: Cho một dòng sông phát triển bền vững
Một khúc sông Mekong. Ảnh: ITN
 
"Chúng tôi hết sức quan ngại từ những phát hiện trong nghiên cứu gần đây của công ty Eyes on Earth cho thấy Trung Quốc đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên của nguồn nước đổ xuống lưu vực hạ nguồn sông Mekong, với sự ngăn chặn dòng chảy lớn nhất xuất phát từ việc xây dựng và vận hành các đập thuỷ điện lớn", thông báo viết.

Trước đó, Công ty Eyes on Earth Inc (chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước) đã tiến hành bằng nguồn tài chính từ chương trình Sáng kiến hạ lưu Mekong của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu lượng nước bề mặt từ nước mưa và tuyết tan tại phần thượng nguồn sông Mekong ở Trung Quốc từ 1992 đến 2019. Dữ liệu này sau đó được so sánh với dữ liệu về mực nước sông Mekong để đánh giá về sự tương quan "tự nhiên" mực nước sông với lượng mưa và tuyết tan ở thượng nguồn.

Theo đó, sự tương quan bắt đầu thay đổi từ năm 2012, khi các con đập thủy điện của Trung Quốc bắt đầu mọc lên. Khác biệt rõ ràng nhất vào năm ngoái 2019.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ nghiên cứu. "Việc lý giải rằng việc Trung Quốc xây đập trên sông Lan Thương (tên Trung Quốc gọi sông Mekong) gây hạn hán ở hạ nguồn là vô lý", Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng tỉnh Vân Nam chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và trữ lượng nước tại các con đập hạ xuống mức thấp nhất lịch sử.

Sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đợt hạn năm ngoái, mực nước ở hạ lưu Mekong giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân khu vực hạ lưu.

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết heo số liệu quan trắc, lượng mưa trên các vùng thuộc lưu vực sông Mê Công, kể cả phần lưu vực thuộc Trung Quốc, vẫn đều bị sụt giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn Lưu vực, bao gồm cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Do việc dòng chảy từ Trung Quốc xả về hạ du bị sụt giảm và mưa rất ít trên toàn bộ các vùng ở Hạ lưu vực sông Mê Công nên các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mê Công, do đó dòng chảy về vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc cũng bị sụt giảm. So với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy về Tân Châu và Châu Đốc giảm 19%, và xấp xỉ với dòng chảy tháng 2/2016.

Do dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long ít và chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 14 đến 24 km, và vào sâu hơn so với tháng 2/2016 từ 2 đến 6 km.
 
Theo Vietnamfinance
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...