Bình Thuận: Sóng lớn đánh bay con đường cùng nhiều công trình xuống biển
- Cập nhật: Thứ tư, 29/4/2020 | 9:20:22 Sáng
Tối qua (28-4), cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận vẫn đang khẩn trương mở con đường dự phòng để nối lại giao thông cho gần 200 hộ dân tại xã Tiến Thành, TP Phan Thiết do con đường dân sinh độc đạo bị sóng cuốn trôi.
Ghi nhận tại hiện trường, con đường sỏi dài gần 500m từ cuối đường Trần Lê (TP Phan Thiết) nối vào khu dân cư thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành đã bị cuốn trôi gần như hoàn toàn. Hàng chục căn nhà cùng với các công trình phụ trợ, cây cối, trụ điện cũng bị nước biển cuốn phăng. Sóng lớn kết hợp triều cường ăn sâu vào đất liền có đoạn đến 200m, chiều cao đến 5m.
Rất may, khu vực này do nguy cơ cao về thiên tai, người dân đã dọn đi, không ở trong nhà nên không gây thiệt hại về người. "Lúc cuối giờ chiều nay khi đang đi làm về, chạy xe máy vào đường thì bên mép đường dưới biển đất đá đổ xuống ào ào, cứ như là động đất. Rất may là tôi và vợ kịp nhanh chân cho xe chạy lên hướng đồi cát, nếu không chắc cũng bị sóng cuốn cả người lẫn xe" – ông Nguyễn Văn Trung, một người dân địa phương cho biết.
Được biết, khu vực tuyến đường ven biển bị sạt lở từ cuối đường Trần Lê nối vào khu dân cư thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết nằm liền kề công trình kè lấn biển mà Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Trường Phúc Hải đang thi công dự án lấn biển, nhằm bố trí sắp xếp khu dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long (TP Phan Thiết). "Theo quy luật, hễ sóng đánh ngoài biển vào mà bị kè chặn lại thì áp lực nó sẽ dạt ra hai bên. Trường hợp này tôi cho rằng bên cạnh yếu tố thời tiết do mấy ngày qua gió thổi mạnh thì việc đơn vị thi công kè bên cạnh cũng góp phần gia tăng sạt lở nghiêm trọng" – một người dân sống tại khu dân cư thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành nhìn nhận.
Các tin khác
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...