Dự án chống ngập bị “lụt” tiến độ
- Cập nhật: Thứ ba, 12/5/2020 | 3:17:11 Chiều
Đã có nhiều dự án xây bệnh viện ở Hà Nội được đưa vào danh mục công trình đầu tư công theo dạng “cấp bách” nhưng do vấp nhiều vướng mắc, trong giải ngân, nhiều công trình đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống. Không ít công trình môi trường, cấp - thoát nước thi công cũng ì ạch.
Dự án bệnh viện qua nhiều năm vẫn chỉ là bãi đất hoang
Ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Thoát Nước Hà Nội (Cty Thoát Nước) cho biết, nếu không có các dự án bổ sung, hỗ trợ cho hệ thống thoát nước hiện nay thì tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố khi mưa lớn vẫn sẽ xảy ra thường xuyên.
Từ năm 2015 đến nay, UBND thành phố Hà Nội đã lần lượt phê duyệt triển khai các dự án thoát nước. Trong đó có: Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa (Hà Đông), Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (Bắc Từ Liêm)…
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được đầu tư với tổng kinh phí hơn 7.400 tỷ đồng và có công suất 120m3/s bơm nước từ lưu vực sông Nhuệ ra sông Đáy, giảm ngập úng cho Hà Đông, Thanh Xuân. Trao đổi với PV Tiền Phong mới đây, ông Đinh Công Sơn, Giám đốc Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) - chủ đầu tư cho rằng, hiện tại Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã xây dựng xong, tuy nhiên kênh dẫn nước từ sông Nhuệ (đoạn Hà Đông) chảy về nhà máy do vướng mặt bằng nên hiện chưa thi công xong. Theo ông Sơn, Ban đang tích cực phối hợp với quận Hà Đông để di dời công trình nhà của hơn 600 hộ dân còn lại để hoàn thành dự án trong năm 2021.
Dự án Trạm bơm tiêu thoát nước cho khu vực phía Tây Hà Nội có tổng mức đầu tư: 3.635 tỷ đồng, trong đó có phần vốn đầu tư công, theo tiến độ công trình thi công và hoàn thành trong giai đoạn 2018 - 2020 nhưng đến nay, tại phạm vi dự án vẫn chỉ là bãi đất trống. Do chưa có hệ thống thoát nước theo quy hoạch nên toàn bộ khu vực phía Tây Nam Thủ đô từ đường vành đai 2 trở ra, việc thoát nước tại đây vẫn là tự chảy. Sau nhiều trận mưa nước sông Nhuệ dâng cao, đã chảy ngược vào các khu dân cư, gây ngập úng trên diện rộng.
Nhiều dự án môi trường khó về đích năm 2020
Để thu gom, xử lý toàn bộ nước thải và giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời cứu dòng sông Tô Lịch, năm 2013 thành phố Hà Nội đã phê duyệt triển khai dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì, Hà Nội). Dự án được đưa vào danh mục các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 với tổng mức đầu tư 16.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách là hơn 2.500 tỷ đồng (phần còn lại dùng vốn ODA).
Sau nhiều lần điều chỉnh, dự án dự kiến hoàn thành năm 2018. Thế nhưng, đến nay dự án vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, dòng sông Tô Lịch vẫn là "dòng sông chết” và đang là chủ đề tranh cãi của nhiều tổ chức, chuyên gia môi trường khi đề cập việc xử lý ô nhiễm. Vừa qua, dự án tiếp tục được điều chỉnh tiến độ đến năm 2021. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến kiểm tra tiến độ nhà máy, ông Chung khẳng định: Thành phố kiên quyết không gia hạn tiến độ thi công nhà máy, bởi người dân Thủ đô đang chờ đợi, mong mỏi hồi sinh dòng sông này.
Các dự án xử lý môi trường được triển khai bằng vốn đầu tư công (như: Xây dựng khu xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2 với mức đầu tư 1.487 tỷ đồng, tiến độ hoàn thành năm 2020; Dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp tại Nam Sơn có mức đầu tư 173 tỷ đồng, tiến độ hoàn thành 2017; Dự án xây dựng trạm quan trắc môi trường Hà Nội có mức tổng đầu tư 709 tỷ đồng, tiến độ hoàn thành 2020…) cũng đang bị vỡ tiến độ. Do vậy, các chuyên gia quy hoạch cho rằng, việc giải ngân gói đầu tư công hàng nghìn tỷ cho các dự án môi trường nói trên trong năm 2020 là không tưởng.
Dự án Trạm bơm tiêu thoát nước cho khu vực phía Tây Hà Nội có tổng mức đầu tư: 3.635 tỷ đồng, trong đó có phần vốn đầu tư công, theo tiến độ công trình thi công và hoàn thành trong giai đoạn 2018 - 2020 nhưng đến nay, tại phạm vi dự án vẫn chỉ là bãi đất trống. Do chưa có hệ thống thoát nước theo quy hoạch nên toàn bộ khu vực phía Tây Nam Thủ đô từ đường vành đai 2 trở ra, hiện việc thoát nước tại đây vẫn là tự chảy. Sau nhiều trận mưa nước sông Nhuệ dâng cao, đã chảy ngược vào các khu dân cư, gây ngập úng trên diện rộng.
Theo Báo Tiền Phong
Các tin khác
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...