Hải Dương: Ngăn chặn việc trộm cắp nước sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/7/2013 | 2:20:25 Chiều

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Kinh Môn nói chung, thị trấn Phú Thứ nói riêng, xuất hiện một số trường hợp trộm cắp nước sinh hoạt...

Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của đơn vị cấp nước và an ninh trật tự tại địa phương.

Từ khi triển khai cấp nước tại đây (cuối năm 2011) đến nay, Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch số 2, đơn vị quản lý, cung cấp nước sạch cho khu vực gặp rất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn đầu có một số đối tượng trộm cắp đồng hồ đo nước. Đến nay, lại xuất hiện tình trạng người sử dụng dùng mọi hình thức để ăn cắp nước như tự ý đục phá đường ống hay tác động, khống chế đồng hồ đo nước, làm cho chỉ số của đồng hồ thấp hơn lượng nước sử dụng thực tế. Chỉ trong vòng 3 tháng vừa qua, Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch số 2 đã phát hiện trên địa bàn huyện Kinh Môn 29 trường hợp vi phạm, trong đó riêng địa bàn thị trấn Phú Thứ có 18 trường hợp. Việc sử dụng nước trái phép của những hộ dân này đã làm cho tỷ lệ thất thoát nước sạch của toàn bộ khu vực tăng lên đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ tới việc cấp nước cho nhân dân.

Các trường hợp vi phạm đã được lực lượng công an, chính quyền địa phương gọi lên vận động, giáo dục, thậm chí thông báo trên loa truyền thanh của địa phương. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp. Vẫn còn một vài trường hợp tái phạm. Đối với trường hợp tái phạm thì ngoài việc xử lý bằng hình thức phạt tiền sẽ bị ngừng cung cấp nước vĩnh viễn.

Để giải quyết dứt điểm thực trạng này, ngoài sự chủ động của đơn vị kinh doanh nước sạch, rất cần có sự quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tự giác chấp hành, thực thi hợp đồng đã được ký kết của các gia đình để chủ trương đưa nước sạch về nông thôn của Nhà nước đạt được kết quả cao nhất.

ĐỨC THỊNH (Kinh Môn)
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...