Thủy điện Trung Sơn do Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (Tổng công ty Cổ phần Phát điện 2 - GENCO2) làm chủ đầu tư, được xây dựng trên dòng chính sông Mã, thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nhà máy điện có quy mô trung bình, công suất lắp đặt 260MW, bao gồm 4 tổ máy, sản xuất 1.018,61 triệu kWh hàng năm, là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới điện quốc gia.
Thủy điện Trung Sơn đi vào hoạt động đã góp phần không nhỏ phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như phòng, chống thiên tai… Theo đó, góp phần cải thiện giao thông cho người dân (xây dựng mới đường Co Lương - Co Me; giao thông thủy trong vùng hồ); phòng lũ cho hạ lưu trong mùa lũ và cấp nước tưới tiêu mùa cạn cho hạ lưu; tạo mặt nước cho nuôi trồng thủy sản - cá lồng; tạo cảnh quan để phát triển du lịch… Bên cạnh đó, hàng năm, đóng thuế cho chính quyền địa phương, góp phần xây dựng đất nước…
Thủy điện Trung Sơn tham gia xây dựng các khu tái định cư (TĐC) mới, hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng khôi phục sinh kế là ở 40 thôn, bản, tại 8 xã thị trấn của 3 huyện Quan Hóa, Mường Lát và Mộc Châu, với trên 2000 nhân khẩu, trong đó, 8 bản được di dời TĐC tương ứng với 628 hộ di dời. Hiện nay, các hộ TĐC đã có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ, khu TĐC được xây dựng khang trang, người dân được tiếp cận với điện lưới và hệ thống nước sạch.
Thủy điện Trung Sơn nhìn từ trên cao
Hàng năm, bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân vùng hạ du, Thủy điện Trung Sơn phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT &TKCN) huyện Quan Hóa và chính quyền địa phương kiểm tra hiện trạng dòng chảy thoát lũ từ phía hạ du đập đến Thủy điện Thành Sơn để kịp thời xử lý các vi phạm có nguy cơ ảnh hưởng của việc xả lũ. Bên cạnh đó, công tác PCTT &TKCN đã được chuẩn bị đầy đủ theo phương án ứng phó với thiên tai đã được duyệt, có phương án huy động nhân lực, các thiết bị và phương tiện vận chuyển, xử lý sự cố; đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy trong mùa bão, lũ... Nhà máy lắp đặt biển báo an toàn giao thông thủy phía thượng hạ lưu đập và phao tiêu báo hiệu khu vực nguy hiểm cấm các phương tiện giao thông thủy và người xâm phạm phía thượng lưu đập; tổ chức vận hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình xả lũ và các quy chế phối hợp giữa các bên trong vận hành hồ chứa Thủy điện Trung Sơn.
Ngoài ra, Thủy điện Trung Sơn thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình chống lũ, công trình phụ trợ, bãi thải; khai thông rãnh thoát nước các đường thi công, vận hành đảm bảo thông suốt và an toàn trong mùa mưa lũ; tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm tra báo cáo kết quả vận hành sau khi kết thúc mùa lũ; lập và phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai hàng năm; kế hoạch hành động khẩn cấp; quy chế phối hợp, hỗ trợ trong công tác PCTT& TKCN; quan trắc, kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập báo cáo Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan. Đồng thời, kiểm tra điện trở tiếp địa hệ thống chống sét của nhà máy; bảo dưỡng các thiết bị phục vụ chống lũ, hệ thống thông tin liên lạc, SCADA hệ thống điện tự dùng, nguồn 35kV và máy phát diezel dự phòng, hệ thống cảnh báo lũ phía hạ du đập, các hạng mục công trình phụ trợ... đảm bảo yêu cầu.
Mỗi khi lũ về, Thủy điện Trung Sơn thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, các chủ đập phía hạ du có khả năng bị ảnh hưởng do xả lũ trước 4 giờ; phát các hiệu lệnh cảnh báo cho người dân vùng hạ du trước khi vận hành xả lũ cho chính quyền và nhân dân địa phương.
Nguồn congthuong.vn
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...