Bắc nhịp cầu cho người trẻ bảo vệ môi trường nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/2/2015 | 11:24:07 Sáng

(tapchicapthoatnuoc.vn)- Nước để uống, nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày nhưng ít ai đặt câu hỏi làm sao để lúc nào cũng có nước sạch đầy đủ để sử dụng.

Theo các báo cáo khoa học gần đây, nếu không tính hai huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải của tỉnh Kiên Giang, thì khu vực Tây Nam sông Hậu (gồm 7 tỉnh thành là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) sẽ thiếu ít nhất 800.000 m³ nước ngọt phục vụ sinh hoạt hàng ngày ngày kể từ năm 2020 và từ năm 2030 sẽ thiếu ít nhất 1,7 triệu m³ một ngày.

Chưa bao giờ vấn đề quản lý tài nguyên môi trường, đặc biệt là môi trường nước, được xã hội quan tâm như hiện nay, khi không ít địa phương người dân phải sống chung với tình trạng thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm nặng do nhiều con sông đang bị “bức tử” bởi rác và các chất thải độc hại.

Tình trạng này cũng đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là lý do gần đây, một đoạn video clips về Bill Gates đã gây “sóng” trong cộng đồng trẻ. Nhà tỷ phú giàu nhất thế giới này đã uống nước sạch được chưng cất từ chất thải.

Ông tin tưởng nếu mô hình này được nhân rộng sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu thiếu nước sạch trên toàn thế giới cũng như ngăn chặn nhiều ca tử vong có liên quan tới nguồn nước được sử dụng hàng ngày, nhất là tại các quốc gia kém và đang phát triển.

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, chất lượng nước đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và việc khai thác, sử dụng nước. Việc quá chú trọng tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà chưa coi trọng sự phát triển bền vững trong dài hạn đã gây ra những tổn hại đối với nguồn nước mà việc khắc phục không dễ và rất tốn kém. Chính vì thế, những chương trình hỗ trợ cho các tài năng trẻ đang học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường cần thiết và ý nghĩa.

Cuối tháng 1/2015, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) đã tổ chức Lễ trao học bổng và tài trợ nghiên cứu Chương trình hỗ trợ Tài năng trẻ “Vì an ninh tài nguyên nước” năm học 2014-2015 cho khu vực TP HCM, TP Cần Thơ và các tỉnh, thành khác. Tổng cộng đã có 42 sinh viên ngành môi trường nhận học bổng với tổng trị giá 630 triệu đồng và 5 đề tài nghiên cứu khoa học về nguồn nước phù hợp với tiêu chí chương trình được tài trợ tổng cộng 550 triệu đồng.

Trong số này có những sinh viên đã nhận được học bổng lần thứ 2, thứ 3 của chương trình nhờ giữ vững kết quả học tập, thể hiện cam kết lâu dài của VBL trong việc hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành môi trường Việt Nam.

polyad

Ông Trần Minh Triết, Phó tổng giám đốc Điều Hành VBL (phải) và Tiến sĩ Trần Ứng Long (trái) trao tài trợ chocác nhóm tác giả các đề tài nghiên cứu về môi trường nước tại TP HCM. Ảnh: Nguyễn Hạnh.

Bạn Lê Thị Kim Nga, sinh viên năm 3 ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm (trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM) 2 năm liên tục nhận được học bổng của chương trình. Nga cho biết bản thân và gia đình rất tự hào khi được VBL chọn trao số tiền học bổng 15 triệu đồng một năm.

“Chương trình khuyến khích các bạn sinh viên trong ngành môi trường có ý chí vươn lên nhiều hơn trong học tập, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tìm tòi sáng tạo những phương pháp, thiết bị mới để cải thiện môi trường nước Việt Nam và sau đó vươn ra các dự án ở tầm quốc tế”, Nga chia sẻ.

Được thực hiện trong vòng 5 năm (2012 - 2017) với tổng ngân sách dự kiến hơn 7,5 tỷ đồng, chương trình hỗ trợ Tài năng trẻ “Vì an ninh tài nguyên nước” của VBL nhằm khuyến khích và phát triển đội ngũ những nhà khoa học trẻ, những người sau đó sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu, quản lý và bảo tồn tài nguyên nước ở Việt Nam. Bên cạnh đó, VBL còn triển khai chương trình “Một phút tiết kiệm, triệu niềm vui” từ năm 2012 nhằm góp phần nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước trong cộng đồng, đồng thời hỗ trợ mang nước sạch đến cho cộng đồng đang gặp khó khăn về nước sạch trong sinh hoạt.

Hải Khanh

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...