Nước sinh hoạt tại Hà Nội có mùi lạ liên quan đến chất xylene

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/10/2019 | 1:50:18 Chiều

Kết quả xét nghiệm cho thấy nước sông Đà có mùi lạ do có chất độc xylene cao hơn so với mức bình thường.

Keyword đầu tiên có dấu

Kết quả xét nghiệm cho thấy nước sông Đà có mùi lạ do chứa chất xylene cao hơn so với mức bình thường (Ảnh TP)

Sáng nay, 15/10, trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đã làm rõ nguyên nhân nước sạch sông Đà có mùi bất thường, gây lo lắng cho người dân trong suốt những ngày qua.

Theo ông Chung, Thành phố đã nhận được kết quả kiểm tra toàn bộ nguồn cung, xả nước của nhà máy nước sông Đà thuộc Công ty CP kinh doanh nước sạch sông Đà (VIWASUPCO).

"Có thể nói, nguồn ô nhiễm này do ở trên đầu nguồn nước có một số người dân đã vào đổ dầu phế thải vào đầu con suối sau đó chảy ra hồ và nhà máy không kiểm soát tốt dẫn đến chảy vào hệ thống lọc nước của nhà máy. Từ hệ thống lọc nước này đã chảy vào hệ thống nước ăn của người dân. Đây chính là nguyên nhân tạo ra mùi bất thường. Mùi này qua kết quả xét nghiệm xác định, đó là liên quan đến chất xylene và có tỷ lệ từ 1,3 - 3,6 lần cao hơn so với mức bình thường”.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, GS-TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, cho biết: xylene là một chất độc. "Chất này được sử dụng làm dung môi trong sản xuất xăng dầu, thuốc trừ sâu, sơn, mực in … Xylene gây dị ứng mạnh với da và mắt. Hơi Xylene kích thích với điểm gây hại cao. Vào lúc cao điểm, hơi có thể được hấp thụ và gây ra các tác động dây chuyền như làm hại đến gan, thận và hệ thần kinh trung tâm”, ông Sung phân tích.

Theo vị GS, ở môi trường bình thường xylene là một chất khó phân hủy, chính vì thế với công suất lọc nước lớn như nhà máy nước sông Đà sẽ không đủ điều kiện để xử lý loại bỏ được chất độc này. "Việc làm ngay lúc này cần chặn lại nguồn nước ô nhiễm, tập trung sức người thu gom xử lý. Sau đó tùy theo mức độ xâm lấn dầu thải xuống đất, có thể dùng biện pháp tẩy độc cho phù hợp”

Đối với người dân, ông Sung khuyến cáo không nên dùng trực tiếp nguồn nước sinh hoạt đã bị ô nhiễm. "Về lý thuyết, có thể loại xylene trong nước bằng than hoạt tính. Do đó, người dân có thể dùng nước sau khi đã lọc qua máy lọc có thành phần than hoạt tính. Tuy nhiên đối với việc nấu ăn, để an toàn, nên mua bình nước dùng tạm thời”, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học nói.

Theo Báo Giao thông

  •  
Các tin khác

Dự báo đến 7h sáng ngày 10/9, mực nước lũ trên sông Đáy sẽ tiếp tục tăng, chạm mức 400cm, bằng với mức báo động 3.

Do ảnh hưởng của bão số 3, lũ trên sông Thương và sông Lục Nam (Bắc Giang) dâng cao, gây nguy cơ mất an toàn.

Theo Tin lũ khẩn cấp của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước sông Thao (Yên Bái), sông Lục Nam (Bắc Giang), sông Hoàng Long (Ninh Bình), sông Bưởi, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa) đang lên.

Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.