Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng xâm nhập mặn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/2/2023 | 4:47:38 Chiều

Các đợt xâm nhập mặn gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh tập trung trong tháng 2 và 3/2023.

Phạm vi mặn 4g/lít sẽ vào sâu các cửa sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 75-85km; vùng các cửa sông Cửu Long như Cửa Tiểu, Cửa Đại từ 48-55km, Hàm Luông, Cổ Chiên, Sông Hậu từ 58-73km.
tm-img-alt
Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của công trình thủy lợi. Ảnh minh họa

Hàng loạt các tỉnh thành ĐBSCL đã tăng cường theo dõi sát thông tin xâm nhập mặn, khẩn trương trữ nước, vận hành công trình thủy lợi hợp lý, bảo đảm đủ lượng nước ngọt sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng và cả trong mùa khô tới.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của công trình thủy lợi tại các khu vực từ bờ biển vào tới đất liền 30-45km trong khoảng thời gian từ 18/2 đến cuối tháng 3. Các khu vực cách biển từ 45-65 km, việc lấy nước sẽ bị ảnh hưởng trong các kỳ triều cường 18-24/02 và từ 18/03-25/3.


Minh Anh (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Dự báo đến 7h sáng ngày 10/9, mực nước lũ trên sông Đáy sẽ tiếp tục tăng, chạm mức 400cm, bằng với mức báo động 3.

Do ảnh hưởng của bão số 3, lũ trên sông Thương và sông Lục Nam (Bắc Giang) dâng cao, gây nguy cơ mất an toàn.

Theo Tin lũ khẩn cấp của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước sông Thao (Yên Bái), sông Lục Nam (Bắc Giang), sông Hoàng Long (Ninh Bình), sông Bưởi, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa) đang lên.

Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.