Các hồ thủy điện đã vượt mực nước chết

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/6/2023 | 3:26:58 Chiều

Cập nhật tình hình hồ thủy điện ngày 21/6: các hồ đã vượt mực nước chết. Lưu lượng nước về các hồ khu vực Bắc Bộ tăng so với ngày 20/6.

tm-img-alt
Báo cáo cập nhật ngày 21/6 của Bộ Công Thương cho thấy các hồ thủy điện đã vượt mực nước chết.

Cụ thể, trên cả nước, lưu lượng nước về các hồ đã vượt mực nước chết. Lưu lượng nước về hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ ổn định, tăng so với hôm qua; Khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ; Duyên hải Nam Trung Bộ giảm nhẹ so với ngày hôm qua.

Mực nước hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ tăng nhẹ; Khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ mực nước dao động nhẹ; Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giảm nhẹ so với ngày hôm qua. Mực nước các hồ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong phạm vi mực nước tối thiểu theo quy định của Quy trình vận hành.

Lưu lượng, mực nước tại các hồ thủy điện thấp, dự báo lượng nước về các hồ trong thời gian tới chưa cao, các nhà máy thủy điện khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ yếu điều tiết nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phát điện cầm chừng để đảm bảo an toàn tổ máy khi vận hành, nâng cao mực nước phát điện.

- Một số hồ xấp xỉ mực nước chết: Thác Bà, Bản Vẽ, Đồng Nai 3; Một số hồ mực nước thấp: Thác Mơ.

 

- Một số thủy điện phát điện cầm chừng với lưu lượng, mực nước, công suất thấp: Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát, Thác Bà, Bản Vẽ, Thác Mơ, Đồng Nai 3.

Khu vực Bắc Bộ đã bước vào mùa lũ, tuy nhiên lưu lượng về các hồ chứa thấp. mực nước hồ tăng chậm, phát điện cầm chừng.

Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về hồ 24h tới các hồ khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng nhẹ; Khu vực Bắc Trung Bộ, duyện hải Nam Trung Bộ dao động nhẹ, ở mức thấp.


Minh Anh (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...

Đẩy mạnh áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên nước là yêu cầu cấp thiết.

Dự án được xây dựng với mục tiêu cốt lõi là quản lý và giải quyết các vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở vùng đồng bằng sông Hồng thông qua phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông.

Các quốc gia tìm mọi cách cứu lấy những dòng sông và đại dương vốn đã 'chết', hồi sinh chúng khỏi thảm họa sinh thái.