Khô hạn nghiêm trọng ở Bình Thuận
- Cập nhật: Thứ tư, 20/5/2020 | 10:19:09 Sáng
Do nắng nóng kéo dài, các hồ chứa ở Bình Thuận bị cạn kiệt, trơ đáy. Nhiều vùng của tỉnh bị thiếu nước sản xuất lẫn sinh hoạt.
Mặc dù những ngày gần đây trên địa bàn đã xuất hiện vài cơn mưa đầu mùa một số nơi, tuy nhiên tình hình nắng nóng vẫn đang diễn ra gay gắt. Tính đến 18/5, lượng nước còn lại trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn đạt 4,7% so với dung tích thiết kế. Và nguồn nước này được đánh giá thấp nhất 10 năm trở lại đây.
Sáng 19/5, ghi nhận tại hồ Ba Bàu, xã Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam), chúng tôi chứng kiến hồ đã cạn nước, trơ đáy và lòng hồ xuất hiện nhiều điểm khô nứt nẻ. Đây cũng là một trong 27 hồ hiện nay tại tỉnh Bình Thuận không còn nước.
Cụ thể, như nhà máy nước Suối Kiết, nhà máy nước Thạnh Cần. Đối với các nhà máy nước còn lại trong hồ thủy lợi thì vẫn đảm nước sinh hoạt đến ngày 30/6. Tuy nhiên nếu không quản lý tốt nguồn nước, để người dân sử dụng nước hoạt tưới cho cây trồng thì có thể một số nhà máy nước sẽ không đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong thời gian trên.
Do đó, ngoài sự nổ lực của Cty huy động toàn bộ lực lượng bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cấp cho nhà máy nước thì các địa phương cũng cần vào cuộc tuyên truyền người dân về việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, tránh tình trạng cắp nước phục vụ sản xuất trồng trọt.
"Hiện nay, toàn tỉnh có 43 xã phường với khoảng 27 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng do thiếu nước sinh hoạt. Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức đặt bồn nước tại các địa phương xảy ra tình trạng thiếu nước để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Về sản xuất, chúng tôi khuyến cáo bà con cố gắng tiết kiệm nước để vượt qua khô hạn”.
Để cứu mình, cứu cây trồng, nhiều gia đình đầu tư từ 20-30 triệu đồng để khoan giếng, tìm nước.
"Gia đình tôi đã gọi thợ đến khoan giếng nhưng mấy ngày rồi họ chưa đến vì bận khoan cho người khác. Nước sinh hoạt bị cắt, gia đình tôi phải mua nước đóng chai loại 20 lít/bình để nấu ăn và cho gia súc, gia cầm uống cầm cự.
Mỗi ngày, cả nhà dùng hết 3 bình nước, tốn khoảng 30 nghìn đồng. Còn 1ha thanh long thì đành đứng nhìn cây khô héo chứ không tìm đâu ra nước để tưới”, bà Hoa buồn bã nói.
Cách nhà bà Hoa không xa là gia đình ông Lê Văn Sự (thôn Ba Bàu) cũng đứng ngồi không yên khi 200 trụ thanh long đang độ đơm bông bị héo do thiếu nước.
Các tin khác
Dự báo đến 7h sáng ngày 10/9, mực nước lũ trên sông Đáy sẽ tiếp tục tăng, chạm mức 400cm, bằng với mức báo động 3.
Do ảnh hưởng của bão số 3, lũ trên sông Thương và sông Lục Nam (Bắc Giang) dâng cao, gây nguy cơ mất an toàn.
Theo Tin lũ khẩn cấp của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước sông Thao (Yên Bái), sông Lục Nam (Bắc Giang), sông Hoàng Long (Ninh Bình), sông Bưởi, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa) đang lên.
Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.