Hơn 13.000 hộ dân ở Phú Yên thiếu nước sinh hoạt
- Cập nhật: Thứ ba, 17/5/2016 | 5:14:28 Chiều
(capthoatnuocvietnam.vn) - Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên bắt đầu lan ra trên diện rộng do nguồn nước đã bị cạn kiệt, mực nước ngầm sụt giảm.
Nếu như cách đây gần 3 tháng, tỉnh Phú Yên có 2.666 hộ vùng ven biển thuộc huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu thiếu nước sinh hoạt cục bộ thì đến nay, theo thống kê của Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, tất cả các huyện, thị xã có đến 13.309 hộ thiếu nước sinh hoạt, tăng 7.703 hộ so với cuối tháng 4. Thành phố Tuy Hòa đã xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn tại 324 hộ ở thôn Ngọc Lãng (xã Bình Ngọc) nên người dân phải mua nước bình về dùng.
Địa phương thiếu nước sinh hoạt nhiều nhất là huyện miền núi Sơn Hòa với 3.264 hộ tại 9 xã; trong đó có xã Sơn Định có hơn 500 hộ dân nhưng đã có gần 40% số hộ thiếu nước sinh hoạt. Mặc dù xã Sơn Định đã được đầu tư xây dựng 3 công trình nước sạch tập trung nhưng 2 công trình hầu như không sử dụng mà chỉ còn một công trình nước tự chảy tạm cấp cho 103 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó các giếng đào trên địa bàn cũng đều khô cạn.
Cách duy nhất là bà con phải mua nước từ các giếng khoan sâu ít nhất 84 mét, có nơi phải khoan đến 170 mét. Hiện, g iá nước sinh hoạt bà con phải mua là từ 50.000 - 70.000 đồng/m3.
Trước tình hình trên, tỉnh Phú Yên đang có kế hoạch cân đối ngân sách hỗ trợ các địa phương 7,9 tỷ đồng để người dân nạo vét, đào sâu thêm giếng, đào giếng mới hoặc lắp đặt đường ống nhựa đưa nước sinh hoạt vào nhà.
Các tin khác
Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.
Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.
Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.
Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.