Một xã có hai nhà máy nước, dân vẫn không có nước dùng!
- Cập nhật: Thứ hai, 11/7/2016 | 9:35:37 Sáng
(capthoatnuocvietnam.vn)- Mặc dù, có đến 2 nhà máy nước được xây dựng trên địa bàn một xã từ năm 2008 đến nay, với kinh phí hơn 10 tỷ đồng, thế nhưng chỉ để phơi sương phới nắng còn người dân thì không có nước sạch để dùng. Đó là thức trạng đang xảy ra tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.
Năm 2008, xã Thạch Hóa được đầu tư xây dựng nhà máy nước theo chương trình Dự án Đông Tây Hội Ngộ, tại thôn Huyền Nựu với kinh phí 300 triệu đồng từ nguồn vốn của Tổ chức phi Chính Phủ. Trong quá trình xây dựng ngoài góp công sức ra, người dân còn phải bỏ tiền ra để lắp đặt đường ống dẫn nước từ đường ống chính của dự án vào nhà sử dụng. Thế nhưng, sau khi dự án này hoàn thành thì từ đó đến nay không có một hộ dân nào có nước để sử dụng.
Nhà máy nước thứ nhất phơi nắng từ năm 2008 đến nay |
Bà Nguyễn Thị Hằng, thôn Hồng Sơn, xã Thạch Hóa cho biết: “Khi thực hiện xây dựng nhà máy nước đó, họ nói gia đình tôi đóng 170.000 đồng để lắp đường ống dẫn nước vào nhà sử dụng, nhiều ngày gia đình tôi cũng góp ngày công để đào lắp đường ống dẫn nước. Thế nhưng, nước chỉ có được khoảng 2 tháng là ngừng cho đến nay. Ở đây không chỉ gia đình tôi mà các hộ gia đình khác cũng chung tình trạng như vậy, tiền đã nộp gần 10 năm, nhà máy không hoạt động, dân không có nước để dùng, đã vậy một nhà máy nước khác mới được xây dựng cũng đang trong tình trạng tương tự”.
Nhà máy nước mới nghiệm thu đầu năm 2016 cũng đang trong tình trạng tương tự |
Có mặt tại nhà máy nước của Dự án Đông Tây Hội Ngộ ở thôn Huyền Nựu, theo quan sát của phóng viên thì nhà máy nước vẫn nằm im ắng, xung quanh khuôn viên cỏ, bụi rậm mọc bao phủ, cửa cửa kéo và ổ khóa đã bị hoen rỉ và dường như nhiều năm nay không được mở ra, các đường ống dẫn nước đã cho thấy sự xuống cấp. Trong khi nhà máy nước mới xây dựng tại thôn 1 Thiết Sơn cũng nằm im lìm và không có dấu hiệu hoạt động.
Điều đáng nói, năm 2008, một nhà máy nước được đầu tư xây dựng nhưng không hoạt động thì đến năm 2014, xã Thạch Hóa lại được đầu tư một công trình nhà máy nước lớn hơn với tổng kinh phí 10 tỷ đồng và cũng nằm phơi nắng từ đó đến nay khiến cho người dân hết sức bức và bất bình.
Hệ thống nước của gia đình anh Cao Ngọc Huấn từ năm 2008 đên nay vẫn không có nước để sử dụng |
Trong tâm trạng bức xúc chị Trần Thị Hiền Lương, thôn 1 Thiết Sơn phản ánh: “ Dự án xây dựng nhà máy nước Đông Tây Hội Ngộ gia đình tôi cũng đóng tiền 250 nghìn đồng nhưng từ đó đến nay nước không có một giọt nào để sử dụng. Nhà máy nước mới hoàn thành đầu năm 2016 còn tốn kém hơn, nhưng đến nay đã hộ dân nào có nước để sinh hoạt đâu. Hai dự án nước xây dựng tốn kém kinh phí đã đành nay người dân cũng không có nước để sử dụng.
Đối với dự án thứ nhất người dân đóng tiền rồi mà một giọt nước không được sử dụng, nay dự án thứ 2 xây xong thông báo mỗi người dân nộp trên 3 triệu đồng để dùng nước, nhỡ nộp tiền xong lại không có nước thì kêu ai. Với lại đối với dự án nước này liệu nước lấy từ dưới sông Gianh lên có đảm bảo hay không, giờ nhà máy nước này hơn 5 tỷ đồng giai đoạn 1 hoàn thành lại tiếp tục phơi nắng trong khi dân không có nước sinh hoạt”.
Dự án nhà máy nước thứ 2 tại thôn Thiết Sơn, xã Thạch Hóa được xây dựng từ năm 2014, đến đầu năm 2016 thì hoàn thành giai đoạn 1, do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư. Với tổng kinh phỉ 10 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 đã hoàn thành và nghiệm thu, dự án này nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân thôn Thiết Sơn. Sau khi hoàn thành công trình này được bàn giao cho địa phương quản lý. Từ khi hoàn thành đến nay người dân tại thôn Thiết Sơn vẫn chưa một lần được sử dụng nước từ nhà máy này.
Người dân bức xúc trước việc 2 nhà máy nước tiền tỷ xây dựng chỉ để ‘phơi nắng’… |
Người dân còn cho rằng nguồn nước lấy từ sông Gianh không đảm bảo chất lượng, hai bên bờ sông người dân sản xuất, canh tác, trồng hoa màu dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi mưa nó sẽ trôi xuống dòng sông, nếu như sử dụng sẻ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện nay, hầu hết người dân tại xã Thạch Hóa đều đang sử dụng nước giếng, gia đình nào không có nước giếng thì phải đi gánh nước từ các khe, suối. Tuy nhiên, chỉ một số hộ dân là nước giếng có thể sử dụng được còn lại các hộ khác nước đều có hiện tượng bị nhiễm phèn, chì.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Ngọc Thanh- Phó chủ tịch UBND xã Thạch Hóa thừa nhận việc người dân phản ánh là đúng và việc nhà máy nước của Dự án Đông Tây Hội Ngộ xây dựng không có hiểu quả. Tuy nhiên, lý giải cho vấn đề này ông Thanh đưa ra là do xây dựng trạm bơm dưới sông Gianh tại vị trí sâu mưa lũ nên bị hư hỏng? Số tiền dân đã nộp để lắp đường ống mà không có nước dùng nay địa phương chưa có nguồn kinh phí để hoàn trả.
…trong khi người dân đang khao khát được sử dụng nước sạch |
“Đối với dự án nước thứ 2 nghiệm thu từ đầu năm 2016 đến nay vẫn chưa thể cung cấp nước cho dân, vì người dân không chịu nộp tiền để lắp đường ống dẫn nước, còn nếu dẫn nước theo đường ống cũ thì đường ống quá nhỏ không thể đẩy nước xuống tận các hộ dân với lại đường ống chính mới chỉ có một bên đường nên chưa thể cung cấp nước. Nguồn nước lấy từ sông Gianh khi khảo sát, xét nghiệm kiểm tra vẫn cho thấy đảm bảo chất lượng không có ảnh hưởng gì và còn sạch hơn nước giếng mà người dân đang dùng”, ông Thanh cho biết.
Đề cập đến hồ sơ của 2 dự án nhà máy nước này ông Phạm Ngọc Thanh- Phó chủ tịch UBND xã Thạch Hóa cho biết hiện hồ sơ do kế toán và chủ tịch xã nắm, kế toán thì bận đi kiểm tra còn chủ tịch đang xin phép nghỉ để đi ăn cưới cháu.
Bà Đoàn Thị Lệ, thôn 1 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa bất bình: “Nhà máy nước thứ nhất dân đã mất công sức đóng góp, bỏ tiền bạc ra lắp đường ống cuối cùng xây dựng xong không có nước để sử dụng. Nay dự án thứ 2 được đầu tư hàng tỷ đồng, lại còn bắt dân phải nộp mỗi người 3 triệu đồng nữa. Trước khi xây dựng các cuộc họp chúng tôi vẫn có ý kiến mà họ vẫn xây dựng, không tiếp thu ý kiến của dân giờ bắt dân đóng tiền tiếp, nếu đóng xong không có nước như công trình cũ thì làm sao. Hết công trình này đến công trình khác được xây dựng dân vẫn không được dùng nước từ 2 nhà máy lớn này”.
Hai nhà máy nước được đầu tư xây dựng trên 10 tỷ đồng, nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, thế nhưng 2 dự án này lại đang nằm phơi mưa phơi nắng. Liệu rằng 2 nhà máy nước này được xây dựng đã đúng quy hoạch và hiểu quả chưa? Đến bao giờ người dân xã Thạch Hóa mới có nước sạch để sử dụng?.
Theo báo tài nguyên môi trường
Các tin khác
Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.
Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.
Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.
Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.