100% dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh vào năm 2025
- Cập nhật: Thứ ba, 30/8/2016 | 4:09:56 Chiều
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình quốc gia Đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt ngày 9/8//2016.
Chương trình này được triển khai thực hiện tại các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên phạm vi cả nước.
Mục tiêu của chương trình là thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn đến năm 2020:
- Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% - 95%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%.
- Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85%.
- Giảm thiểu 20% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
- 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh.
+ Giai đoạn đến năm 2025:
- Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% - 100%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.
- Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.
- Giảm thiểu 30% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
Các nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình là: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn; Quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước; Thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước; Ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm cấp nước an toàn; Nâng cao năng lực về cấp nước an toàn; Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn; Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động cấp nước, cấp nước an toàn.
Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình, có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam được Thủ tướng giao tổ chức triển khai một số nhiệm vụ:
- Tham gia, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan trong công tác đào tạo, phổ biến, tuyên truyền; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, về cấp nước an toàn cho các đơn vị cấp nước;
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin để thực hiện Chương trình.
Để triển khai thực hiện, ngày 08/4/2016, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 330/QĐ-BXD về việc thành lập Tổ soạn thảo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn. Theo đó, Đề tài KHCN "Biên soạn Sổ tay Cấp nước An toàn" cũng đã được Bộ Xây dựng phê duyệt. Đề tài sẽ được nghiệm thu vào tháng 6.2017.
Dowload Quyết đinh Số: 1566/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia Đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 tại link dưới đây:
https://1drv.ms/b/s!Aj8Q22hfPPWugWHvq-DA-Cok9vRc
Các tin khác
Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.
Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.
Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.
Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.