Hàng trăm điểm xả thải “đầu độc” nguồn nước ở Hải Phòng

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/11/2021 | 7:14:43 Chiều

Hải Phòng - Chiều 30.11, Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng tổ chức hội nghị cấp nước an toàn năm 2021.

Hàng trăm điểm xả thải "đầu độc” nguồn nước thô

Tại hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo công tác an ninh – an toàn cấp nước của Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng năm 2021. Đồng thời, trao đổi, tham luận về công tác bảo vệ nguồn nước thô, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ nguồn nước cũng như giám sát chất lượng nước, chuẩn bị xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch….

Theo đó, những năm qua, nguồn nước thô của thành phố có sự suy giảm nghiêm trọng, nhiều chỉ tiêu ô nhiễm tăng cao so với các năm trước và vượt quá giới hạn về chất lượng nước mặt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, điển hình là nguồn nước sông Rế.

Nguyên nhân chính là do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khu, cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, làng nghề dọc 2 bên các con sông.

Cụ thể, trên hệ thống An Kim Hải hiện có 430 điểm xả thải, trong đó có 372 điểm xả của doanh nghiệp và mới có 36 doanh nghiệp được cấp phép xả thải.

Đối với hệ thống sông Đa Độ, có 364 đơn vị đang hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, nhưng mới có 44 đơn vị được cấp phép xả thải trong tổng số 168 đơn vị thuộc đối tượng phải cấp phép xả thải.

Ông Trần Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Hải Phòng thông tin công tác an ninh - an toàn cấp nước. Ảnh: Mai Dung
Ông Trần Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Hải Phòng thông tin về công tác an ninh - an toàn cấp nước. Ảnh: Mai Dung

Lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Hải Phòng nhận định: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước thô ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, cung cấp nước sạch của Công ty.

Tuy vậy, toàn bộ kết quả phân tích mẫu nước sau xử lý của Công ty đều đạt theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế.

Tuy vậy, về lâu dài nếu không có sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước thô ngày càng nghiêm trọng, nhiều khả năng vượt quá khả năng xử lý của công nghệ hiện nay, gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cấp nước.

Đề xuất đồng bộ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung

Theo đó, để kiểm soát chất lượng nước trước nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, diễn biến bất thường của thời tiết và tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tại hội nghị, Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng đề nghị các cơ quan chức năng thành phố quan tâm, quy hoạch, đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải tập trung cho các khu dân cư, làng nghề, đưa các điểm xả thải ra khỏi hệ thống.

Cùng với đó, điều tiết, vận hành hệ thống sông, kênh nội đồng chỉ làm nhiệm vụ cấp nước, quy hoạch, thu gom thoát nước nội đồng.

Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước được triển khai từ các công trình, dự án được cấp phép, nâng cao chất lượng bảo vệ công trình thuỷ lợi dọc các sông bị lấn chiếm; xây dựng cơ chế kiểm soát nước thải đồng bộ, kiên quyết xử lý, giải phóng mặt bằng với cá nhân, đơn bị lấn chiếm đất thuộc hành lang công trình thuỷ lợi.

Đồng thời đa dạng hóa và chủ động thực hiện các hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân và các cơ quan, tổ chức chung tay bảo vệ nguồn nước….

Nguồn: LĐO

  •  
Các tin khác

Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.

Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.

Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.

Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.