Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý tài nguyên nước
- Cập nhật: Thứ sáu, 14/6/2013 | 8:58:43 Sáng
Ngày 13/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (SISD) đã phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF) thuộc Đại học Bonn (Đức) tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Đồng bằng sông Cửu Long: Nước là nguồn chiến lược”.
Theo Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ, hiện nay nguồn mặt tại nhiều tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng do sự phát triển nhanh của các dự án công nghiệp và đô thị hóa. Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ vi khuẩn E.coli tại các sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long đã vượt quá mức cho phép từ 2 – 5 lần; nồng độ BOD (nhu cầu oxy sinh hoá) và COD3 (nhu cầu oxy hoá học) vượt giới hạn cho phép từ 1 – 3 lần; nồng độ ammoniac và một số độc chất phát sinh từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp vượt từ 5 – 10 lần tiêu chuẩn cho phép.
Giáo sư, tiến sỹ Bùi Thế Cường, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, cho rằng: Hiện nay mọi hoạt động quản lý đất và đều tác động mạnh đến những nhóm người, những vùng đất, đến cách sử dụng và chất lượng của nguồn đất và nước. Ngược lại, các nhóm dân cư lại có những lợi ích của họ và nhu cầu khác nhau có thể giúp cải thiện sinh kế của họ trong khu vực tài nguyên này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động kinh tế - xã hội trong quản lý tài nguyên luôn luôn phải đặt trong sự đa dạng của sinh kế của người dân, về việc tài nguyên bị định hình bởi những thay đổi về khí hậu, nhân khẩu và chính trị, xã hội.
Theo các chuyên gia của Đức, sinh kế của người dân nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện có mối tương quan gắn chặt với các tài nguyên đất và nước, vì nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, các khu công nghiệp ở khu vực này chưa nhiều nhưng đã bước đầu tác động đến nguồn trên nhiều khía cạnh, thậm chí nhiều cơ sở có vị trí dọc theo những nơi có nguồn đã xả chất thải và ô nhiễm ra kênh rạch, hoặc tận dụng kênh rạch như là phương tiện giao thông đường thủy và sử dụng cả trong sản xuất đá khối, đóng chai…
Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học Việt Nam và Đức cũng chỉ ra các thách quản lý nguồn khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay như dùng cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy hải sản dự báo sẽ giảm xuống, điển hình như tại Cần Thơ, ước tính mỗi năm mực ngầm giảm khoảng 0,5m, thậm chí có nơi lên tới 0,7m; nguy cơ nhà máy thủy điện phát triển ồ ạt kèm theo các hệ quả môi trường, xã hội, biến đổi khí hậu; biến đổi sự hình thành nguồn ngầm; hoạt động đối phó với lũ lụt, biển dâng.
Các tin khác
Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.
Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.
Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.
Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.