Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ năm 2006, tỉnh Ninh Bình được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình nước sạch tại địa phương nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của người dân nông thôn. Đối với huyện miền núi Nho Quan, đến nay, 70% số hộ dân đã được dùng nước sạch; hơn 90% dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Kiểm tra chất lượng đầu vào của Trạm cấp nước sinh hoạt
Ông Bùi Văn Thể, Trưởng phòng Dân tộc, UBND huyện Nho Quan cho biết, để có được kết quả trên là do sự chú trọng công tác thông tin, giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh đối với cộng đồng dân cư. Công tác quản lý vận hành, khai thác và dịch vụ nước sạch đối với các công trình cấp nước dần ổn định và đi vào nề nếp.
Chất lượng nước được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định, bảo đảm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt cho nên đã phát huy được hiệu quả.
Điểm nổi bật nhất trong cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua là việc ưu tiên xây dựng một số dự án cung cấp nước sinh hoạt ở những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhờ đó, tập quán sinh hoạt của nhiều gia đình đã thay đổi hoàn toàn, người dân địa phương không còn cảnh sử dụng những giếng nước khoan hay nước suối không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
Trước đây, để có nước sinh hoạt các xã miền núi ở Nho Quan phải sử dụng nước suối, nước giếng khoan không bảo đảm vệ sinh. Từ khi có công trình cấp nước sinh hoạt, bà con vui lắm, vì từ nay sẽ không phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh như trước.
Nhiều trạm cấp nước sạch nông thôn sau khi được xây dựng lại nằm bỏ hoang
Mặc dù vậy, khó khăn lớn nhất trong cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Nho Quan là tình trạng ô nhiễm môi trường do sự kiểm soát, xử lý chất thải trong sản xuất, sinh hoạt chưa tốt. Chính quyền và người dân một số nơi chưa coi trọng đến nhiệm vụ giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường. Công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước ở một số địa phương chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý, cho nên một số công trình chưa phát huy hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nhiều trạm cấp nước sạch nông thôn sau khi được đầu tư xây dựng với kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng nhưng lại nằm bỏ hoang, không người trông coi, vận hành. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện miền núi Nho Quan (Ninh Bình) đã có tới 4 trạm cấp nước sạch bị hư hỏng, bỏ hoang tại các xã Xích Thổ, Gia Tường, Gia Thuỷ và Quảng Lạc. Trong khi đó, người dân ở đây vẫn phải sử dụng nước mưa, nước giếng khoan để sinh hoạt.
Để nâng tỷ lệ người dân nông thôn nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước hợp vệ sinh, các cấp, ngành và người dân huyện Nho Quan cần chung tay thực hiện nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất người dân nông thôn không có nước hợp vệ sinh sử dụng trong tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng cường quản lý, bảo vệ khai thác bền vững các công trình đã được đầu tư xây dựng...
Tuyết Chinh
Nguồn Báo TN&MT
Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.
Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.
Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.
Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.