Đổi mới khoa học công nghệ ngành nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/8/2021 | 6:21:36 Chiều

Nhu cầu nước sạch cho đô thị ngày càng gia tăng, đòi hỏi công tác sản xuất, kinh doanh tiêu thụ nước phải nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo an toàn và bền vững, là yêu cầu thực tiễn và xu thế tất yếu.

Theo GS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE), nhu cầu nước sạch cho đô thị ngày càng gia tăng, đòi hỏi công tác sản xuất, kinh doanh tiêu thụ nước phải nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo an toàn và bền vững, là yêu cầu thực tiễn và xu thế tất yếu.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng khan hiếm nguồn nước và biến đổi chất lượng nguồn nước thô ngày càng xấu đi, đặc biệt tại các đô thị lớn.
Hiện tượng xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long gia tăng, hạn hán tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cũng đang là những thách thức rất lớn. Bên cạnh đó là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, những tác động rõ rệt, nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phá sản hay rơi vào suy thoái, trong đó có nhiều khách hàng, các nhà cung cấp của doanh nghiệp ngành nước, và sự cạnh tranh ngày càng mạnh của thị trường ngành nước giữa các doanh nghiệp. Bối cảnh này bắt buộc các doanh nghiệp cấp thoát nước phải có những chiến lược, kế hoạch, giải pháp thích ứng hiệu quả với những thách thức trên, đồng thời nắm bắt các cơ hội to lớn để không bị tụt hậu và thua cuộc.
Trong bối cảnh này, cần có những nghiên cứu đổi mới công nghệ, áp dụng phương thức quản lý tổng hợp, bền vững, tích hợp thông minh các giải pháp giám sát, điều khiển tiên tiến, phân bổ tài nguyên nước hợp lý, kết nối và cân bằng giữa các hệ thống cấp nước đô thị và các nhu cầu sử dụng nước khác.
"Hướng đi này cũng là để đáp ứng mục tiêu Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chỉ thị 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục" , GS.TS Nguyễn Việt Anh cho biết thêm.
Dưới đây là một vài ý kiến của GS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE) về vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025:

doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-1
Với ngành nước, sản phẩm nước tinh khiết đóng chai, nước đã khử muối, nước uống trực tiếp tại vòi có thể được coi là những sản phẩm mới. Ảnh TL
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-2
Đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ công nghệ, nhất là đối với các nước đang phát triển, cho phép nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ảnh TL
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-3Hiện đại hoá máy móc, thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Ảnh TL
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-4
Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu… Doanh nghiệp, nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ảnh TL
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-5Trong 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp ngành nước đã rất chú trọng đến việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.  Ảnh TL
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-6Nhận thấy rõ khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để thay đổi, cải thiện tình hình, thậm chí để bứt phá, nâng cao sức cạnh tranh, ngày càng nhiều doanh nghiệp ngành nước đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ, theo hướng ứng dụng công nghệ, thiết bị mới; tự nghiên cứu các công nghệ phù hợp; áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tối ưu hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giảm bớt nặng nhọc, độc hại, đảm bảo an toàn cho người lao động; tự thiết kế, gia công chế tạo các thiết bị hay các phụ tùng thay thế phù hợp... Ảnh Cao Hiếu
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-7
Các hoạt động khoa học công nghệ này thực sự mang lại hiệu quả sản xuất và kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp người lao động ngành nước và cộng đồng cả trước mắt và lâu dài. Ảnh Cao Hiếu
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-8
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp ngành nước ít quan tâm đến mảng khoa học công nghệ, không thực sự hiểu rõ ích lợi của các hoạt động nghiên cứu, triển khai, hoặc không biết bắt đầu từ đâu trong khi nguồn lực còn hạn chế. Ảnh Đinh Hữu Tuyền
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-9
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, khoa học công nghệ mang đến những lợi thiết thực, giúp doanh nghiệp ngành nước tạo ra lợi nhuận cũng như đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-10
Cơ sở hạ tầng công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, văn hóa và các mối quan hệ của một doanh nghiệp, bảo mật thông tin, giao tiếp với khách hàng. Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-11Tăng cường năng lực công nghệ cho phép doanh nghiệp ngành nước nắm bắt kịp xu thế thị trường, đưa ra được những quyết sách đúng, giảm thiểu tối đa rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo sự bền vững. Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-12
Đổi mới công nghệ là quá trình phát triển và đưa vào thị trường những sản phẩm mới, hay quá trình đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất. Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-13
Đổi mới sản phẩm tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình. Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-14Hiện nay, tại các đô thị Việt Nam có khoảng 750 nhà máy nước, tổng công suất đạt trung bình khoảng 10,6 triệu m3/ngày, tỷ lệ thất thoát, thất thu khoảng 19% (giảm 11% so với năm 2010) và tỷ lê dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 88%, tăng trưởng +2% so với năm 2018 là 86%. Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-15Trong số các hệ thống cấp nước này, đã có nhiều hệ thống đang áp dụng công nghệ thông tin, các giải pháp tiên tiến trong quản lý vận hành, ở các mức độ khác nhau.Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-16
Tại một số địa phương, quản lý hệ thống cấp nước đã ứng dụng tích hợp các công nghệ bản đồ số GIS, công nghệ di động, công nghệ điện toán đám mây, tích hợp thành hệ thống toàn diện quản lý cho các doanh nghiệp cấp nước: thiết lập bản đồ số mạng cấp nước, quản lý tài sản, giám sát vận hành và bảo trì mạng cấp nước, quản lý và chăm sóc khách hàng, ghi chỉ số và kiểm tra đồng hồ nước, quản lý đồng hồ nước, quản lý chất lượng nước, hỗ trợ phòng chống thất thoát nước…  Ảnh Nguyễn Thị Minh Phượng
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-17
Các giải pháp dịch vụ gia tăng như tổng đài chăm sóc khách hàng VOIP 1900, SMS, hóa đơn điện tử và thanh toán điện tử được tích hợp vào hệ thống quản lý khách hàng. Ảnh Đỗ Thanh Tuyên
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-18Nhiều hệ thống cấp nước đã bố trí, lắp đặt hệ thống điều khiển trung tâm, hệ thống giám sát chất lượng nước tự động với một số chỉ tiêu chính tại từng quy trình xử lý, tùy theo chất lượng nước thô để điều chỉnh quy trình xử lý, liều lượng hóa chất phù hợp; sử dụng thiết bị biến tần, điều khiển trung tâm, để tăng cường hiệu quả và tiết kiệm điện năng, giảm chi phí nhân công… (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, TT-Huế, Vũng Tàu, vv…). Ảnh Đỗ Thanh Tuyên
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-19
Một số đơn vị cấp nước đầu tư cho phần mềm quản lý tài sản, thiết bị giám sát chất lượng và áp lực nước, điều khiển van phân vùng cấp nước, thông qua các chương trình, dự án chống thất thoát, thất thu nước sạch của WB, ADB, hoặc từ nguồn kinh phí của công ty, nguồn ngân sách hỗ trợ. Ảnh Đỗ Thanh Tuyên
doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-nganh-nuoc-20
Các biện pháp này đã góp phần giảm rõ rệt tỷ lệ thất thoát nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu (còn dưới 10%), TP. Hồ Chí Minh (19,2%), Hải Phòng (dưới 15%), Hải Dương (dưới 12%).  Ảnh Đỗ Thanh Tuyên

Hạ Vân
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.

Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.

Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.

Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.