Khoan giếng: Mạnh ai nấy khoan!
- Cập nhật: Thứ tư, 21/5/2014 | 2:38:25 Chiều
(tapchicapthoatnuoc.vn)- Mực nước ngầm ở Tây Nguyên nói chung và Dak Lak nói riêng đang ngày càng sụt giảm nhưng không thể đổ lỗi hết cho biến đổi khí hậu. Bởi theo phân tích của các nhà chuyên môn, một trong những nguyên nhân có tác động lớn đến sự biến động tài nguyên nước ngầm là do con người, trong đó có tình trạng khoan giếng tràn lan, thiếu quản lý, giám sát...
Trên thực tế, liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên nước, trong đó có nước ngầm, hệ thống luật pháp của chúng ta đã có các luật như: Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường... Hay Nghị định 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác tài nguyên nước và khoáng sản cũng quy định khá chi tiết mức phạt đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định. Thậm chí, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt đến 5 triệu đồng và tịch thu phương tiện khai thác nước trái phép. Văn bản quy định là vậy nhưng trên thực tế, mức độ đi vào cuộc sống còn rất chậm. Còn nhiều người dân chưa biết các quy định trong sử dụng, khai thác tài nguyên nước chứ chưa nói là chấp hành triệt để. Trong khi đó, nhân lực để làm công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất còn quá mỏng nếu không nói là ở cấp huyện thị chưa có hoặc thiếu cán bộ chuyên ngành về lĩnh vực này.
Tài nguyên nước ngầm không phải vô tận, vì vậy để bảo vệ nguồn nước này trước hết ngành chức năng cần tham mưu với chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về Luật Tài nguyên nước, tầm quan trọng của nguồn nước ngầm cũng như những hệ lụy của việc khai thác tùy tiện. Tập huấn kỹ thuật cho các tổ chức cá nhân việc trám lấp giếng không sử dụng đúng quy trình để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Chính quyền cơ sở cần tăng cường giám sát hoạt động khai thác nước ngầm trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Và như đề xuất của ông Lê Ngọc Đỉnh, Đoàn trưởng Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 704: Về lâu dài cần phải có quy hoạch khai thác sử dụng nước. Quy hoạch để khống chế, để chỉ ra xem mỗi vùng chỉ được dùng bao nhiêu, phân bổ bao nhiêu...
Đàm Thuần (DLO)
Các tin khác
Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.
Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.
Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.
Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.