Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất tháng 4/2014 vùng Nam Bộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/5/2014 | 8:17:55 Sáng

Vùng Nam Bộ có 5 tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22), tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng 4 và tháng 5. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau: Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 3: nhìn chung mực nước có hai xu thế dâng cao và hạ thấp so với giá trị trung bình tháng 2, tuy nhiên xu thế hạ thấp chiếm ưu thế trên toàn vùng với giá trị là 0,25m. Giá trị dâng cao nhất là 0,17m tại xã Truông Mít, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (Q00102CM1) và hạ thấp nhất là 1,05m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011020).
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 10,76m tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q09902A). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,37m tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q01302F).

 
Các tỉnh có mực nước dâng: Tây Ninh, Cà Mau.
 
Các tỉnh có mực nước hạ thấp: Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Bến Tre.
 
Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3)
 
Diễn biến mực nước dưới đất tháng 3: nhìn chung mực nước có hai xu thế dâng cao và hạ thấp so với giá trị trung bình tháng 2, tuy nhiên xu thế hạ thấp chiếm ưu thế trên toàn vùng với giá trị là 0,34m. Giá trị dâng cao nhất là 0,93m tại xã Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Q209030) và hạ thấp nhất là 1,49m tại TT Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang (Q211020).
 
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 21,46m tại phường 5. TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau (Q188020). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 2,60m tại xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q014340).
 
Các tỉnh có mực nước dâng: Vĩnh Long , Cà Mau.
 
Các tỉnh có mực nước hạ thấp: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp,  Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh.
 
Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)
 
Diễn biến mực nước dưới đất tháng 3: nhìn chung mực nước có hai xu thế dâng cao và hạ thấp so với giá trị trung bình tháng 2, tuy nhiên xu thế hạ thấp chiếm ưu thế trên toàn vùng với giá trị là 0,24m. Giá trị dâng cao nhất là 1,14m tại TT Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang (Q211030) và hạ thấp nhất là 0,69m tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q00204A).
 
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 14,59m tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q039340). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 2,89m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020).
 
Các tỉnh có mực nước dâng: Hậu Giang, Long An.
 
Các tỉnh có mực nước hạ thấp: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang.
 
Tầng chứa nước Pliocene trung (n22)
 
Diễn biến mực nước dưới đất tháng 3: nhìn chung mực nước có hai xu thế dâng cao và hạ thấp so với giá trị trung bình tháng 2, tuy nhiên xu thế hạ thấp chiếm ưu thế trên toàn vùng với giá trị là 0,34m. Chỉ có một công trình có mực nước dâng với giá trị là 0,06m tại xã Hòa Long, huyên Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp (Q206030M1) và hạ thấp nhất là 1,06m tại xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Q22404Z).
 
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 29,09m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011040). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 2,69m tại phường 1, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (Q22104Z).
 
Tỉnh có mực nước dâng: Đồng Tháp.
 
Các tỉnh có mực nước hạ thấp: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, Long An, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Trà Vinh.
 
Tầng chứa nước Pliocene hạ (n21)
 
Diễn biến mực nước dưới đất tháng 3: nhìn chung mực nước có hai xu thế dâng cao và hạ thấp so với giá trị trung bình tháng 2, tuy nhiên xu thế hạ thấp chiếm ưu thế trên toàn vùng với giá trị là 0,24m. Giá trị dâng cao nhất nhưng không đáng kể là 0,02m tại TT Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau (Q19904ZM1) và hạ thấp nhất là 0,66m tại TT Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (Q217040).
 
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 18,21m tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (Q604060). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 4,57m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (Q222040).
 
Các tỉnh có mực nước dâng: Đồng Tháp, Cà Mau.
 
Các tỉnh có mực nước hạ thấp: Tây Ninh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bạc Liêu.
  •  
Các tin khác

Sáng ngày 26/8/2023, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác từ Cục Cấp nước Osaka (OMWB), Nhật Bản.

Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn chưa thể bàn giao để cấp nước cho người dân.

Ngày 16/8/2024, tại tỉnh Quảng Ninh, diễn đàn "Đối thoại chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn" đã diễn ra với sự tham gia của gần 70 đại biểu từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp liên quan.

Công văn được ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.