14h30 chiều nay Tọa đàm “Tài nguyên nước và vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng nước sạch”

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/10/2021 | 11:49:52 Sáng

 Chương trình do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Với quan điểm "nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước”, Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước; khai thác, sử dụng nguồn nước sạch hợp lý nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế -  xã hội, sự gia tăng ngày càng lớn của các hoạt động sử dụng nước, sự tác động của biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước. 

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2025 lượng nước mặt bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ đạt 2.830 m3/người/năm, thiếu so tiêu chuẩn thế giới là 4.000 m3/người/năm. Và nếu không có những chính sách hữu hiệu trong vòng 50 năm nữa, Việt Nam sẽ bị thiếu nước trầm trọng. Tình trạng khô kiệt sẽ diễn ra trên diện rộng, ngày càng nhiều người dân phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, an ninh nguồn nước bị đe dọa và kéo theo hàng loạt hệ lụy khác.

Tìm các giải pháp quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm "Tài nguyên nước và vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng nước sạch”. Tọa đàm mong muốn nhận được các ý kiến chia sẻ của các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về những thách thức về Việt Nam đang phải đối mặt về suy giảm nguồn nước, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý bền vững và hiệu quả các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, nâng cao việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ nguồn nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

tm-img-alt

Các khách mời tham dự chương trình:

 

- Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; 

- Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam;

 

- Ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- TS ​Nguyễn Linh Ngọc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- TSKH Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XII, XIV; Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

 

Thời gian tổ chức: 14h30 ngày 18.10 tại phòng 6.07, Trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã và đang có những giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ngập úng đô thị khá hiệu quả, đó là các giải pháp kỹ thuật/công trình kết hợp với các giải pháp phi công trình …

Bảo vệ môi trường đang là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).