Kỹ thuật màng vi sinh vật dính bám và màng vi sinh chuyển động trên đĩa quay sinh học D-VIC

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/11/2021 | 10:23:42 Sáng

Nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý chất hữu cơ (BOD5) và các chất dinh dưỡng, tiết kiệm năng lượng, khắc phục các nhược điểm của công nghệ đĩa quay sinh học truyền thống.

Viện khoa học kỹ thuật hạ tầng và môi trường (SIIEE) đã nghiên cứu cải tiến và chế tạo thành công đĩa quay sinh học D-VIC với nhiều ưu điểm vượt trội. Cơ chế xử lý nước thải của D-VIC là sử dụng màng vi sinh vật dính bám kết hợp với quá trình màng vi sinh chuyển động (MBBR). Đĩa quay sinh học D-VIC chỉ sử dụng một động cơ duy nhất, không dùng máy cấp khí, không bơm tuần hoàn bùn. D-VIC tiết kiệm 60% năng lượng so với công nghệ truyền thống. Đặc biệt là SIIEE đã nghiên cứu chế tạo đĩa quay có diện tích tiếp xúc lớn gấp 2÷3 lần các loại đĩa thông thường (300÷350 m2/m3), lắp đặt vận hành đơn giản và được làm từ các nguyên liệu sẵn có trong nước nên chi phí chế tạo đĩa thấp mà chất lượng tương đương các loại đĩa nhập ngoại. D-VIC áp dụng để xử lý nước thải với hàm lượng BOD5 từ 300÷400 mg/l, Amoni (NH4+-N) từ 30÷40 mg/l với tỉ lệ khử BOD5 đạt 85÷95%, khử nitơ từ 80÷90%, thời gian lưu nước 2÷4 h.

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã và đang có những giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ngập úng đô thị khá hiệu quả, đó là các giải pháp kỹ thuật/công trình kết hợp với các giải pháp phi công trình …

Bảo vệ môi trường đang là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).