Sông ngòi của Việt Nam có đặc điểm gì?

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/3/2022 | 9:00:18 Sáng

Hỏi: Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc. Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, sông ngòi của nước ta có đặc điểm gì?

Trả lời:
Đặc điểm sông ngòi nước ta là:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn.
- Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa.
- Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa.
- Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
Sông ngòi của Việt Nam có đặc điểm gì?
Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa
Giải thích cụ thể những đặc điểm nêu trên của sông ngòi nước ta:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn
Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.
Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa
Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, nó thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Chẳng hạn như Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa mưa trùng với mùa hè. Còn tháng nóng cực đại ở miền Bắc thường vào từ tháng 8. Riêng sông miền Trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5 đến tháng 6), mùa nước lũ sẽ rơi vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 12. 
Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25 – 30% lưu lượng nước cả năm. Còn tháng kiệt lũ thì lưu lượng nước chỉ còn 1 – 2% lưu lượng cả năm. Đôi khi sông còn cạn hết nước và để trơ ra đáy.
Nhìn chung, lượng nước sông ngòi của Việt Nam khá phong phú do được kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào. Theo các nghiên cứu gần đây thì lưu lượng nước bình quân trên các sông ngòi của Việt Nam là 26.600 m3/s. Tổng lượng nước trung bình vào khoảng hơn 800 tỷ m3/ năm. Trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5%, nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh là 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta.
Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa
Sông ngòi của nước ta chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm thực rất mạnh nên có hàm lượng phù sa vô cùng lớn, trung bình khoảng 226 tấn/ km2/ năm. Với tổng lượng phù sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, sông Cửu Long là 70 triệu tấn, sông Hồng là 120 triệu tấn, còn lại là những sông khác.
Việc sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa còn do nhiều nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng, những nơi đó, độ đục của sông có thể lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi, độ đục giảm xuống còn khoảng 70g/m3 (có nghĩa là ít phù sa hơn).
Chảy theo 2 hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc vòng cung
Địa hình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy của các dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên các con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã,…
Còn những con sông chảy hướng vòng cung thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng Đông Bắc như sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu,…
Ngoài ra, sông chảy theo hướng Tây sang Đông có sông Thu Bồn
Sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó cũng là nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như  nhiều nước trên thế giới, sông ngòi của Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái về cả quy mô diện tích và chất lượng nguồn nước do ô nhiễm môi trường, xâm lấn lòng sông, khai thác tài nguyên cát sỏi, biến đổi khí hậu... Vì vậy cần đưa ra được những biện pháp bảo vệ kịp thời, để không làm mất đi những đặc điểm vốn có của sông ngòi Việt Nam


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã và đang có những giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ngập úng đô thị khá hiệu quả, đó là các giải pháp kỹ thuật/công trình kết hợp với các giải pháp phi công trình …

Bảo vệ môi trường đang là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).