Cơ hội nhận Quỹ học bổng nghiên cứu khoa học về Nước và Môi trường Kurita (KWEF) năm 2019

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/3/2019 | 10:38:20 Sáng

Quỹ học bổng nghiên cứu khoa học (NCKH) về nước và môi trường Kurita (KWEF) là một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực xã hội và BVMT. KWEF đang cấp các học bổng NCKH dành cho các nghiên cứu viên trẻ ở các nước Asean nhằm thực hiện các nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ và phục hồi tài nguyên nước. Thành lập từ năm 1997 đến nay, Quỹ đã có khoảng 900 học bổng được trao cho khoảng 6.500 nghiên cứu, với tổng số tiền khoảng 535 triệu Yên Nhật.

Các thành viên Hội đồng Quỹ học bổng NCKH về nước và môi trường (KWEF) và các nghiên cứu viên trẻ từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia tại Lễ trao học bổng năm 2017, tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Năm 2019 (là năm thứ 5) Quỹ Kurita tiếp tục tài trợ cho các nghiên cứu viên trẻ từ Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, mở rộng thêm cho Malaysia, và các nước Châu Á khác, thực hiện các đề tài nghiên cứu về nước và môi trường. Mức học bổng 400.000 Yên Nhật/đề tài (tương đương 82 triệu đồng Việt Nam hay 3.500 USD/đề tài).  Tổng số sẽ có 30 đề tài năm 2019 được trao học bổng.
 
Ứng viên đăng ký xin học bổng của Quỹ có thể là các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh, học viên cao học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, tuổi không quá 40. Năm nay, Quỹ mở thêm cơ hội cho các ứng viên trên 40 tuổi, nếu mới bảo vệ luận án tiến sĩ, hay luận văn cao học không quá 3 năm.
 
Hội đồng xét chọn học bổng của Quỹ do GS. TS. Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE), Trường Đại học Xây dựng chủ trì, cùng với sự tham gia của các GS, PGS, chuyên gia trong lĩnh vực KH&CN Môi trường đến từ các trường đại học lớn của Việt Nam.
 
Lễ trao học bổng năm 2019 sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Xây dựng ngày 28/9/2019, tại Tiểu ban Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, Dự án KWEF, Hội nghị quốc tế thường niên của Mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu có đào tạo về Môi trường của Việt Nam, trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE) và Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng. Đại diện của báo cáo kết quả đề tài tốt nhất từ mỗi nước sẽ được chọn đi Tokyo (Nhật Bản) để thăm Quỹ Kurita vào năm sau.
 
Các tiêu chí để xét trao học bổng dựa vào nội dung, chất lượng của đề xuất, ngoài ra có cân nhắc đến sự tham gia của các trường, các vùng miền khác nhau... để khuyến khích sức lan tỏa của Quỹ Kurita trong cộng đồng khoa học ở mỗi nước.
 
Thời hạn nộp hồ sơ: 24h00 (Japan time) hay 22h00 (Hanoi time), ngày 15 tháng 05 năm 2019.
Thông tin chi tiết: http://www.kwef.or.jp/orgp/orgp_vnm.htmlhttp://www.iese.vn/;  http://www.vnwater.org/
Tải mẫu đăng ký tại đây:
 
 
  •  
Các tin khác

Nghiên cứu để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản định cư như một hệ sinh thái do con người trải hàng trăm năm xây nền văn minh cho mình, vì thế thông thái hơn các ông bà hôm nay đang tập làm quy hoạch...

Nhận định về tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng có nguy cơ mất an ninh nguồn nước rất lớn. Ngoài việc thiếu nước thì chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.

Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia, tổng lượng nước trên phạm vi toàn quốc trung bình nhiều năm khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó, nguồn nước mặt khoảng 844,4 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất khoảng 91,5 tỷ m3/năm. Do đó, nước ta chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ngay trong đợt hạn mặn hiện nay, nhiều địa phương đối mặt nguy cơ thiếu nước.

Hợp tác chặt chẽ với các nước trong lưu vực sông Mê Kông, cơ cấu mùa vụ, trữ nước, chuyển nước từ nơi khác về, thay đổi quy trình hoạt động của thủy điện,...là ý kiến của các nhà khoa học đưa ra nhằm giải quyết căn cơ, bền vững tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).