NASA sử dụng vệ tinh nghiên cứu mạng lưới nước ngọt toàn cầu
- Cập nhật: Thứ năm, 3/10/2019 | 2:58:00 Chiều
(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Nước là một vấn đề phức tạp trên Trái đất. Một số nơi thì quá ít nước còn một số nơi thì lại có quá nhiều nước. Đó là lý do tại sao NASA và các đối tác quốc tế đang sử dụng các vệ tinh để theo dõi mạng lưới nước ngọt trên khắp thế giới với hy vọng cải thiện khả năng tiếp cận với nước trong khi hàng tỷ người chúng ta đang sống phụ thuộc vào nước.
Trên bình diện quốc tế, NASA đã hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để cung cấp dữ liệu vệ tinh, công cụ điện toán và đào tạo thông qua chương trình SERVIR. Chương trình này nhằm giúp các đối tác ở các nước thuộc Châu Phi dự báo, cảnh báo lũ tốt hơn và nâng cao nhận thức về sự biến đổi khí hậu, thay đổi dòng sông băng và sự tan băng ở dãy Hymalaya bằng một số ứng dụng khác.
Nước đóng băng hay tồn tại dưới dạng tuyết cũng quan trọng như các hệ sinh thái nước mặt khác, đó là lý do tại sao các chương trình của NASA đã thiết lập các ứng dụng giám sát tuyết. Chương trình "Quan sát tuyết trên không” do NASA và Bộ Tài nguyên nước California phối hợp thực hiện bằng việc đưa các thiết bị quan sát lên các máy bay. Các thiết bị này theo dõi lượng nước được lưu trữ dưới dạng tuyết trên các lưu vực sông thuộc phía Tây Hoa Kỳ. Việc theo dõi này giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về thời điểm tuyết tan vào mùa xuân.
Trong một nghiên cứu khác về tuyết là công nghệ SnowEx bằng việc liên kết các phép đo tuyết trên dãy núi Colorado với các phép đo được thực hiện bằng công nghệ viễn thám thông qua máy bay và vệ tinh. Bằng cách kết hợp hai loại phép đo, các chuyên gia của NASA hy vọng sẽ thiết kế các vệ tinh đo tuyết toàn diện hơn hướng tới giảm nhu cầu thu thập dữ liệu trên mặt đất.
Tiếp sau đó, đối với loại nước trong không khí (hơi nước) cũng là một đối tượng nghiên cứu về Nước của NASA. NASA đã thực hiện theo dõi, quan trắc hơi nước thông qua sự hợp tác toàn cầu có thể cung cấp các phép đo lượng mưa hàng giờ trên khắp thế giới. Dữ liệu này cho phép quan trắc sự di chuyển của nước ngọt trên toàn thế giới. Đây cũng có thể là thông tin duy nhất mang lại cho các nhà khoa học nghiên cứu về độ ẩm của đất.
Hiện nay, các vệ tinh của NASA đang theo dõi trường trọng lực của Trái đất có thể hiển thị nước ẩn dưới lòng đất (nước ngầm). Một phần ba trong số 37 tầng chứa nước lớn nhất thế giới đang chịu áp lực từ phát triển nông nghiệp của con người và các nhu cầu về nước khác. Các phép đo chính xác hơn về lượng nước ẩn dưới lòng đất có thể giúp các nhà quản lý tài nguyên phân bổ nước đó hiệu quả hơn trong quá trình đo lường, quan trắc và quản lý.
Lê Oanh (DWRM dịch)/space.com
Các tin khác
Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhiều nước trên thế giới đã và đang có những giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ngập úng đô thị khá hiệu quả, đó là các giải pháp kỹ thuật/công trình kết hợp với các giải pháp phi công trình …
Bảo vệ môi trường đang là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).