Lý giải sự thực Biển Hồ trơ đáy trong mùa lũ

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/7/2020 | 3:34:36 Chiều

Chuỗi các đập thủy điện trên sông Mê Kông và dòng nhánh con sông này đã khiến Biển Hồ (hồ Tonle Sap) trở nên cạn kiệt như thế nào?

Sông Tonle Sap chảy ngược dòng khi sông Mê Kông dâng lũ vào mùa hè. Nước lũ làm ngập hồ Tonle Sap, đưa diện tích mặt hồ lên gấp năm lần khi ở mực nước thấp, tạo thành hồ nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á.

Lý giải sự thực Biển Hồ trơ đáy trong mùa lũ - DVO - Báo Đất Việt 
Đánh bắt cá trên Hồ Tonle Sap. Ảnh chụp năm 2018

Năm 2019, sự kết hợp của biến đổi khí hậu, El Niño cùng các đập trên sông Mê Kông và các dòng nhánh đã khiến sông Tonle Sap chảy ngược vào tháng 8 thay vì tháng 6 và chỉ tràn vào hồ trong trong 6 tuần chứ không phải kéo dài tới 5 đến 6 tháng như thường lệ.

Hệ quả là hình thành các vùng nước cạn, ấm, thiếu oxy, tàn phá hệ thống ngư nghiệp.

Tổ chức cung cấp các giải pháp xử lý nước bền vững Taber Hand of Wetlands Work mô tả thiệt hại cho Tonle Sap là "chết bởi nghìn vết cắt”. Cái chết của hồ bắt đầu với nạn đánh bắt không bền vững vào những năm 1990 và sau đó là xây đập ở hầu hết 27 nhánh sông chảy vào hồ để tưới tiêu trong mùa khô.

Hơn 1300 km về phía bắc hồ Tonle Sap, Trung Quốc bắt đầu quá trình xây đập trên sông Lan Thương. Trong những thập kỷ tiếp theo, Trung Quốc xây thêm 11 đập lớn trên Lan Thương, chiếm hơn 1/2 lượng trầm tích thiết yếu đối với hệ sinh thái sông Mê Kông.

Sử dụng hình ảnh vệ tinh và đo độ cao của dòng sông, một nghiên cứu được tổ chức giám sát tài nguyên nước Eyes on Earth công bố tháng 4/2020 cho thấy có cơ sở cho những nghi ngờ về việc Bắc Kinh phải chịu một phần trách nhiệm những đợt hạn hán xảy ra trên khắp khu vực Mê Kông năm 2019.

"Dữ liệu vệ tinh không biết nói dối, có rất nhiều nước ở cao nguyên Tây Tạng ngay cả khi các quốc gia như Campuchia và Thái Lan đang bị khủng hoảng nước nặng nề. Một khối lượng nước khổng lồ đang bị giữ lại ở Trung Quốc” - ông Alan Basist, đồng tác giả Báo cáo của Eyes on Earth nói với tờ New York Times.

Theo báo cáo, trong đợt hạn hán năm 2019 khiến sông Mê Kông ở mức nước thấp nhất thế kỷ và khiến sông Tonle Sap chảy ngược muộn hơn, phần thượng nguồn ở Trung Quốc vẫn nhận được lượng mưa cao bất thường nhưng dòng chảy đã bị các đập ở Lan Thương chặn lại.

Càng nhiều đập được xây dựng, dòng chảy Mê Kông càng bị kiểm soát chặt hơn, nhưng hiện tại giữa Trung Quốc và các quốc gia hạ nguồn có rất ít cơ chế quản trị cung cấp các giải pháp phù hợp, kịp thời.

Ngay cả khi dòng chảy tự nhiên sông Mê Kông được mô phỏng chính xác thì cũng không giải quyết được việc mất trầm tích và thay đổi mô hình di cư của cá – điều vốn cực kỳ thiết yếu đối với hệ sinh thái của những nơi như hồ Tonle Sap. Kết hợp với mùa mưa ngắn hơn và mùa khô dài hơn do biến đổi khí hậu, hệ sinh thái Tonle Sap – từ cá tra dầu đến bồ nông chân xám – đang nguy cấp.

Trong khi đó, Lào và Campuchia sẵn lòng sử dụng thủy điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Đặc biệt là Campuchia, nước có tới 48% sản lượng điện nội địa phụ thuộc vào thủy điện nhưng bị thiếu điện trên diện rộng vào năm 2019.

Lý giải sự thực Biển Hồ trơ đáy trong mùa lũ - DVO - Báo Đất Việt
Biển Hồ là hồ lớn nhất của Đông Nam Á nhưng nay trơ đáy vì đập thủy điện.

Đập Don Sahong gần biên giới Lào – Campuchia là đập dòng chính sông Mê Kông gần với Tonle Sap nhất, do công ty Sinohydro của Trung Quốc xây dựng theo yêu cầu từ phía Lào và bắt đầu sản xuất điện vào đầu năm 2020. Tất nhiên, Trung Quốc không có quyền kiểm soát các con đập ở hạ nguồn Mê Kông. Do đó, việc yêu cầu thiết kế các con đập ở hạ nguồn phải có các đường cho cá đi qua, kiểm soát lượng trầm tích đi qua đập.

Tuy nhiên, các đập thủy điện ở hạ nguồn dường như chưa làm được điều đó.

Khi được hỏi nên làm gì để giúp ngư nghiệp Tonle Sap, tổ chức Taber Hand trả lời: "Bất cứ ai sở hữu hoặc kiểm soát đập Don Sahong cần phải đồng ý cho cá đi qua”.

Đập thủy điện thúc đẩy thảm cảnh ở Tonle Sap

Song các đập dòng chính sông Mê Kông không phải là vấn đề duy nhất đối với hồ Tonle Sap. Các dòng nhánh như Nam Ou – đóng góp rất nhiều trầm tích cho con sông do độ dốc cao – đang bị xây đập với tốc độ nhanh trong khi bị giám sát ít hơn.

Bậc thang thủy điện Nam Ou ở Lào bao gồm 7 đập, 3 đang vận hành và 4 đập dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Theo Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, không một con đập nào do Trung Quốc xây dựng trên sông Mê Kông có thể bù đắp một cách hiệu quả về cá hoặc trầm tích.

Sau khi chảy qua những vùng đất giàu trầm tích ở Bắc Lào, Nam Ou hòa vào sông Mê Kông tại Luang Prabang – nơi có một con đập khác được lên kế hoạch xây dựng. Toàn bộ chuỗi thủy điện khi hoàn thành vào cuối năm 2020 sẽ cung cấp 1272 MW – tương đương 42% lượng tiêu thụ nội địa của Lào.

Xayaburi – một trong những con đập tiên tiến hơn do Thái Lan xây dựng và đi vào vận hành trong năm nay – có thang cá và cửa xả trầm tích nhưng công nghệ thiết kế theo các con sông ở châu Âu và Mỹ nên không phù hợp với đa dạng sinh học của Mê Kông – một hệ thống sông có tới hơn 30 tấn cá di chuyển qua mỗi giờ.

Để các cửa trầm tích có hiệu quả, đập sẽ phải giảm công suất và hiệu quả – điều nhà phát triển khó có thể tán đồng.

"Có những người nói rằng số lượng đập hiện tại có thể khiến diện tích Tonle Sap không thể mở rộng vào mùa mưa nữa. Mất trầm tích do khai thác cát ở Campuchia và Lào cũng có tác động” - ông Eyler nhấn mạnh.

Năm 2020 đã bộc lộ những dấu hiệu đáng lo ngại, khoảng 20 tỉnh ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam tuyên bố tình trạng khẩn cấp hạn hán từ 3 tháng trước khi mùa khô bắt đầu vào tháng 4.

Các đập xả lũ nhỏ hơn ở thượng nguồn có thể phần nào giải quyết hạn hán, những con đập mang tính giải pháp tạm bợ này không mấy tác dụng cho nghề cá Tonle Sap đang giữa muôn trùng vây khốn.

Không có xung lũ theo mùa, người dân Tonle Sap đang mất đi nền móng của nền kinh tế địa phương, như các nghiên cứu công bố năm 2019 cho thấy thu nhập của những người chỉ có một sinh kế giảm 18%.

Trong năm nay, các quan chức tại Campuchia cho biết, thời tiết hạn hán và hơn chục đập thủy điện ở Trung Quốc và Lào làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông Mekong, gây khó khăn cho những người sống phụ thuộc vào Biển Hồ.

Long Saravuth, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về Mekong của Campuchia nhận định, dựa vào dữ liệu lượng mưa và dự báo, hiện tượng chảy ngược sẽ bắt đầu vào tháng 8 năm nay.

Ngư dân sống bằng nghề đánh bắt cá trên hồ Tonle Sap đang tính đến chuyện đổi nghề thợ xây khi hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á ngày càng cạn kiệt, trong vắt và không có cá.

Theo Cúc Phương/Báo Đất Việt

  •  
Các tin khác

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã và đang có những giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ngập úng đô thị khá hiệu quả, đó là các giải pháp kỹ thuật/công trình kết hợp với các giải pháp phi công trình …

Bảo vệ môi trường đang là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).