Đánh giá Giai đoạn I về tác động của Dịch COVID-19 đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/8/2020 | 3:31:23 Chiều

Sau 3 tháng kể từ thời điểm bùng phát dịch (Giai đoạn 1), dịch Covid19 đã gây ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp trong nước đứng trước các thách thức không nhỏ đó là: (1) Nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra đều giảm mạnh; (2) Chi phí để duy trì hoạt động trở thành gánh nặng; (3) Doanh thu sụt giảm thậm chí thua lỗ, khả năng cầm cự không kéo dài… ;(4) Nhiều lao động bị cắt giảm, mất việc làm;(5) Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng….
Các nhóm lĩnh vực/ngành chịu sự tác động phải kể đến là: Lĩnh vực nông nghiệp và phụ trợ, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, lĩnh vực tài chính, giao thông và bất động sản đặc biệt là lĩnh vực cung cấp dịch vụ….Ngành nước là ngành sản xuất và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cũng chịu chung với sự tác động tiêu cực của dịch Covid này. 
Hội Cấp thoát nước Việt Nam tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp ngành nước (Cấp, thoát nước và vật tư thiết bị ngành nước) với các tiêu chí và chỉ tiêu bao gồm: (1) Tổng công suất/năng lực sản xuất; (2) Tổng mức tiêu thụ nước sạch (Khối cấp nước sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp); (3) Doanh thu; (4) Thu nhập người lao động; (5) Thất nghiệp; (6) Quyền lợi người lao động; (7) Các giải pháp an toàn cho người lao động và phòng chống dịch của đơn vị. Qua kết quả khảo sát trên 20 doanh nghiệp ngành nước có quy mô sản xuất lớn cho thấy:
1. Hầu hết các doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch Cobid19; Dựa trên các quy định của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống dịch, của WHO và khuyến cáo của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các Ban chỉ đạo của đơn vị đã tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp ban hành các quy định nội bộ đó là: Yêu cầu cán bộ và người lao động thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước kháng khuẩn, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, bố trí linh hoạt giờ làm việc (online), khai báo y tế đặc biệt các công việc liên quan đến trực tiếp sản xuất hay thực hiện xử lý nước thải/ nạo vét mạng lưới thoát nước, quản lý, sửa chữa tại các vùng có dịch, trong các khu cách ly tập trung/khu phong tỏa…. đều phải trang bị bảo hộ lao động.
Kết quả đáng mừng, cho đến kết thúc giai đoạn 1 không có cán bộ, người lao động trong ngành bị nhiễm dịch Covid 19.
2. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu
a) Tổng công suất sản xuất, cung cấp nước sạch: Hầu hết bị giảm so với lượng nước tiêu thụ trước khi có dịch. Tỷ lệ giảm trung bình khoảng 6-6,5% (có doanh nghiệp giảm 2% -2,5% như CP Nước Bà rịa Vũng tàu, CPCTN Cần Thơ 2; CP CTN Quảng Ngãi..; nhiều doanh nghiệp giảm 6-8% như CP NS Quảng Ninh, CPNS Vĩnh Phúc; CPCTN Lâm Đồng; CP NS Sông Đà, CP N và MT Bình Dương..)
b) Lượng nước tiêu thụ bình quân tăng ở khối sinh hoạt (cung cấp nước cho các hộ gia đình) trung bình khoảng 2-3% (có doanh nghiệp tăng cao đến 12% như ở SAWACO, Quảng Ngãi…) và giảm mạnh ở khu vực sản xuất và dịch vụ, hành chính sự nghiệp khoảng 10-15% (CP N và MT Bình dương: 16%; CN Bà rịa - Vũng tàu 20%; ..) Việc tăng tại khu vực sinh hoạt là hợp lý vì trong thời gian này phần lớn là các hoạt động đều diễn ra tại hộ gia đình; Việc giảm lượng nước vì nhiều doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ ngừng hoạt động đặc biệt tại các tỉnh/thành phố lớn có nhiều khu CN, dịch vụ giảm hoặc ngừng sản xuất….
c) Doanh thu so với trước khi có dịch: Hầu hết đều sụt giảm có doanh nghiệp giảm đến 12- 15% như CN Sông Đà, CN Lâm Đồng
d) Thu nhập bình quân người lao động/ quyền lợi của người lao động: Phần lớn được giữ nguyên như trước khi có dịch.
e) Đặc biệt không có thất nghiệp và nghỉ việc.
f) Hầu hết các doanh nghiệp đều hỗ trợ, miễn giảm tiền nước cho các hộ nghèo, cận nghèo và giảm giá nước sinh hoạt theo kêu gọi của Chính phủ.
3. Đánh giá chung
a) Hầu hết các doanh nghiệp ngành nước thực hiện nghiêm túc các quy định của cấp có thẩm quyền ban hành. Tùy vào điều kiện cụ thể, mỗi đơn vị đều ban hành các quy định để áp dụng riêng cho đơn vị.
b) Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã kịp thời ban hành các khuyến nghị hướng dẫn các doanh nghiệp ngành nước chủ động, ngăn ngừa phòng chống dịch có hiệu quả.
c) Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã phối hợp với Hội Nước Úc chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch Covid. Hội Nước Úc đã cung cấp thông tin cũng như các hướng dẫn về phòng chống dịch để chia sẻ trên phương tiện truyền thông của Hội Cấp thoát nước Việt Nam. Hai Hội phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế trên phương tiện mạng để chia sẻ kinh nghiệp về phòng chống dịch vào đầu tháng 7/2020.
Dịch Covid 19 – giai đoạn 1 đã được khống chế có hiệu quả tại Việt Nam, Kinh tế Việt Nam đã và đang được khôi phục, các doanh nghiệp ngành nước cũng đang khôi phục có hiệu quả sản xuất đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước./.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến
Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam



  •  
Các tin khác

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã và đang có những giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ngập úng đô thị khá hiệu quả, đó là các giải pháp kỹ thuật/công trình kết hợp với các giải pháp phi công trình …

Bảo vệ môi trường đang là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).