ĐBSCL có diện tích 3,96 triệu ha, chiếm 5% diện tích lưu vực, đóng góp 65% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản; 60% sản lượng cá xuất khẩu; 70% sản lượng trái cây; 54% sản lượng lúa cho cả nước.
Đây là khu vực có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn, đặc biệt về điều kiện tự nhiên. Diện tích bị ảnh hưởng của lũ lụt chiếm trên 1,9 triệu ha ở vùng thượng nguồn. Xâm nhập mặn từ 1,2-1,6 triệu ha ở vùng ven biển. Đất phèn và sự lan truyền nước chua khoảng 1,0 triệu ha ở những vùng thấp trũng; Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt khoảng 2,1 triệu ha ở những vùng xa sông, gần biển.
Hoạt động xây dựng hồ chứa (thủy điện, cấp nước, chuyển nước), phát triển nông nghiệp tưới dẫn đến thay đổi chế độ thủy văn của vùng: Lũ, dòng chảy kiệt, phù sa, thủy sản,… gây xói lở bờ sông bờ biển, thiếu phù sa, hạ thấp đáy sông,…
Các hoạt động khu vực biên giới, khu vực tả sông Hậu,…) làm thay đổi chế độ dòng chảy lũ (sinh lũ lớn trên sông), gây ngập thêm
Đó là triều cường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây tình trạng xâm nhập nặn, úng ngập, làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng ngập mặn ven biển, nguy cơ xói lở bờ biển, sóng thần…
Hoạt động phát triển từ biển như xây dựng hệ thống đê, cống, các khu nuôi trồng thủy sản tác động không nhỏ tới việc tiêu thoát, chất lượng nước, môi trường.
Đặc biệt là tình hình phát triển ở vùng thượng lưu Mekong, gây nên những thay đổi lớn cho vùng ĐBSCL, tổng lượng nước ít biến đổi, dòng chày lũ giảm, dòng chảy kiệt biến động mạnh, phù sa giảm mạnh còn khoảng 3 - 4 % sau khi xong quy hoạch (khoảng năm 2040).
Trong khi đó, diện tích tưới ở các quốc gia thượng lưu Sông Mekong đang tăng mạnh, nhất là Campuchia, trong khi Việt Nam có xu thế giảm. Điều đó làm gia tăng sử dụng nước ở vùng thượng lưu, giảm dòng chảy về ĐBSCL.
Bảng 2: Kế hoạch mở rộng diện tích tưới ở lưu vực Mê Công
Nguồn: Nghiên cứu của ủy hội Sông MeKong (MRC) 2017.
Xâm nhập mặn: dưới tác động Nước Biển Dâng & PTTN
Diện tích hạn mặn mùa khô tại ĐBSCL những năm ít nước có thể lên tới khoảng 2,4 triệu ha, chiểm khoảng 65 % - 70% diện tích vùng (>4g/l), hạn chế khả năng cấp nước ngọt cho khu vực nông nghiệp và dân sinh. Xâm nhập mặn trên Đồng bằng biến động phức tạp, khó lường nhất là đầu mùa khô. Hiện nay, mùa mặn đến sớm hơn trong quá khứ 1,5 - 2 tháng, có thể bắt đầu từ giữa tháng 12, giữa và cuối mùa khô mặn giảm mạnh (do các hồ xả nước). Theo xu thế, tần suất các đợt mặn nghiêm trọng sẽ tăng lên theo từng năm.
Dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ làm cho diện tích ngập do lũ tăng từ 1,9 triệu ha (năm 2000) ha lên 2,9 triệu ha năm 2030.
Sạt lở bờ sông, bờ biển, suy thoái lòng dẫn sụt lún làm suy giảm nguồn phù sa bùn cát (sụt giảm 95% trong giai đoạn năm 2040), cùng với hoạt động khai thác bùn cát, tốc độ lún được cảnh báo sẽ từ từ 2 - 4 cm/năm. Dự báo đến giai đoạn 2050, 60% tiểu vùng Bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn mực nước biển.
Biểu đồ mức độ xâm nhập mặn
Phần 2: Thực trạng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp vùng ĐBSCL
1. Nước mặn
Tổng tiềm năng dòng chảy năm của ĐBSCL là khoảng 400 - 500 tỷ m3, trong đó mùa khô là 40 - 50 tỷ m3. Vùng thượng ĐBSCL có nguồn nước mặt khá dồi dào, chất lượng nước sông chính tương đối tốt. Tuy nhiên mùa lũ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến khả năng cấp nước do bị nhiễm phèn, độ đục cao. Mùa kiệt dễ bị ô nhiễm vi sinh và thuốc trừ sâu. Vùng phân bố dân cư phân tán nên khả năng cấp nước tập trung bị hạn chế.
Vùng giữa ĐBSCL nguồn nước mặt ổn định và dồi dào nhờ hệ thống công trình ngăn mặn như Bảo Định, Nam Măng Thít, QLPH vùng có khả năng sử dụng nước mặt để cấp nước tuy nhiên nguy cơ ô nhiễm nước mặt khá cao, đòi hỏi kinh phí xử lý lớn.
Vùng ven biển không có nguồn nước mặt ổn định do bị nhiễm mặn mùa khô.
Tổng khai thác nguồn nước mặt cho cấp nước là 800.000 m3/ngày-đêm, chủ yếu phục vụ khu vực đô thị.
Bản đồ tiềm năng cấp nước mặt vùng ĐBSCL
2. Nước ngầm
Vùng thượng ĐBSCL ngoại trừ nước ngầm ở khu vực cần đánh giá tác động của môi trường thì hầu hết là tương đối thuận lợi và dồi dào, các vùng khác bị hạn chế do nhiễm mặn.
Vùng giữa ĐBSCL, nước ngầm ổn định ngoại trừ tỉnh Bến Tre, 1 phần Trà Vinh.
Vùng ven biển, nước ngầm hạn chế do bị tầng nông (<170 m) ảnh hưởng xâm nhập mặn và khai thác nhiều dễ gây sụt lún, nhiễm mặn nguồn nước ngầm.
Hiện toàn vùng có khoảng 500.000 giếng khoan, tổng công suất khai thác nước ngầm khoảng 1,425 triệu m3/ ngày đêm
3. Nước mưa
Nước mưa vùng ĐBSCL có chất lượng tốt thuận tiện cho khai thác hộ gia đình. ĐBSCL có lượng mưa trung bình khoảng 1.800 mm, phân bố không đều theo không gian và thời gian. Khu vực phía Tây vùng ĐBSCL có lượng mưa nhiều nhất với trung bình năm từ 2.000-2.400 mm, trong khi phía Đông lượng mưa trung bình 1.600-1.800 mm.
Thời gian không có mưa ngắn từ 3-4 tháng. Lượng mưa mùa khô chiếm 10%. Đa số các vùng lưu vực sông Cửu Long có mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào đầu tháng XI.
Các vùng đều có tiềm năng sử dụng nước mưa phục vụ ăn uống..., tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng nước mưa còn rất thấp do không có đủ dụng cụ thu, trữ nước mưa, không đáp ứng đủ nhu cầu trong mùa khô.
4. Thực trạng cấp nước vùng ĐBSCL
4.1 Cấp nước đô thị
Nguồn cấp nước cho khu vực đô thị được lấy từ sông Tiền, sông Hậu và nước ngầm. Tổng công suất cấp nước là 1,182 triệu m3/ngđ trong đó 73% là sử dụng nước mặt. Hiện toàn vùng có 224 Nhà máy nước mặt và 126 nhà máy nước ngầm. Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước đô thị đạt 90% .Tiêu chuẩn cấp đạt bình quân đạt 110 l/ng.ngày.
Tuy nhiên đa phần các nhà máy nước còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, công nghệ còn lạc hậu. Công suất khai thác chỉ đạt khoảng 70% so với thiết kế. Mặt khác, nhiều nhà máy đã xây dựng từ lâu, một số công trình bị xuống cấp nên tỷ lệ thất thoát cao (thất thoát bình quân 25%).
4.2 Cấp nước SX Công nghiệp
Toàn vùng ĐBSCL hiện có 76 KCN và 86 CCN tập trung, với tổng diện tích đạt hơn 26 ngàn ha. Trong đó, khoảng 85% khu công nghiệp có hệ thống cấp nước riêng, còn lại 15% là nước được cấp từ các NMN cấp nước đô thị.
4.3 Cấp nước nông thôn
Toàn vùng có 4.200 công trình cấp nước nông thôn, 90% là khai thác NDĐ, nước mặt chiếm 10%. Các tỉnh Bến Tre,Vĩnh Long, An Giang chủ yếu khai thác nước mặt; Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau chủ yếu khai thác nước ngầm. Cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Bảng 3: Tình hình cấp nước khu vực nông thôn của vùng ĐBSCL
Toàn vùng hiện có khoảng 778.990 giếng chủ yếu quy mô hộ gia đình. Tỷ lệ sử dụng giếng cao ở các khu vực như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh nơi có nguồn nước ngầm tương đối tốt. Nước mặt hộ gia đình được sử dụng phổ biến tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang và An Giang là từ các nguồn nước sông, ao, hồ. Nước mưa được dùng phục vụ ăn uống tại các tỉnh ven biển.
Nhiều công trình có quy mô nhỏ, không có hệ thống xử lý nước sạch, người dân còn sử dụng giếng quá nhiều nên rất khó khăn để xử lý nước sạch đạt QCVN-02.
Mô hình quản lý vận hành chưa hợp lý, hầu hết giao cho UNBD cấp xã và cộng đồng quản lý (ví dụ Cà Mau).
Nguồn vốn hạn chế, rất khó khăn trong việc cải tạo nâng cấp các trạm cấp nước tập trung để đáp ứng chất lượng nước như QCVN-02.
Hạn hán XNM ngày càng khốc liệt, ảnh hưởng của hiện tượng Elnino đến các công trình cấp nước sử dụng nguồn nước mặt, gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước, đặc biệt là ở các tỉnh vùng ven biển.
Công tác xã hội hóa về cấp nước chưa có hướng đi cụ thể, dân cư còn nghèo, sống thưa thớt, phân tán nên rất khó kêu gọi các nhà đầu tư.
Công nghệ xử lý nước còn lạc hậu, dẫn đến chất lượng nước cấp không đảm bảo để người dân yên tâm sử dụng.
Khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn người dân nằm ngoài khu vực cấp nước tập trung có nguy cơ mất an toàn về nước sinh hoạt rất cao.
Phần 3: Giải pháp cấp nước vùng ĐBSCL
1. Dự báo nhu cầu nước giai đoạn 2030
Dự báo dân số vùng ĐBSCL sẽ tăng từ 17,2 triệu lên 18tr 2030; Diện tích công nghiệp tăng thêm 30.000 ha; Tỷ lệ đô thị tăng từ 20%.
Các nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi tăng lên 30% so với hiện tại.
Bảng 4: Nhu cầu cấp nước đối với các mô hình sản xuất
Theo dự báo, quy mô dân số sẽ gia tăng từ 17,2 triệu người (2019) lên 18 triệu (2030) trong đó tỷ lệ thành thị gia tăng từ 25,33% lên 35%; Diện tích công nghiệp tăng từ 2.6500 ha năm 2020 lên 38.500 ha (2030).
Công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ ngày càng phát triển và sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đồng thời làm tăng nhu cầu về nước sạch cũng như phát sinh nhiều nước thải hơn. Đây sẽ là áp lực lớn đối với nguồn nước của ĐBSCL, đặc biệt là giải quyết vấn đề nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước nhất là ở các kênh, rạch nhỏ, chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp.
2. Phương hướng phát triển hạ tầng cấp nước
Kế thừa Quy hoạch QH68 và Quy hoạch QH 2140, Cập nhật phân vùng cấp nước theo điều kiện của nguồn nước mặt. Ưu tiên giải pháp cho khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn - hạn hán, khu đô thị - công nghiệp tập trung và các trung tâm đầu mối, từ đó điều chỉnh dự án cấp nước vùng cho khu vực, Chụ thể:
- Bán đảo Cà Mau: Dự án sông Hậu 1.
- Bến Tre và Trà Vinh: Dự án sông Tiền 2, địa bàn thuộc vùng loại III khó khăn về nguồn nước. Vì vậy cần nghiên cứu đánh giá sâu về nguồn nước ngầm tầng sâu để có thêm phương án dự trữ, ứng dụng tuần hoàn nước tại trung tâm đầu mối.
3. Giải pháp cấp nước nông thôn vùng ven biển
Nguồn nước mặt: Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông cho những khu vực gần sông chính tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
Nguồn nước ngầm: Rà soát, đánh giá thực trạng khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất; đánh giá chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nước dưới đất theo từng tỉnh, khu vực cụ thể; xây dựng quy chế quản lý khai thác, sử dụng nước dưới đất vùng ĐBSCL. Các khu vực có nguồn nước mặt thuận lợi hoặc có hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh, phải ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt, từng bước giảm và hạn chế sử dụng nước dưới đất.
Nguồn nước mưa: Rà soát, tận dụng điều kiện quỹ đất hiệu quả kinh tế thấp để xây dựng hồ lưu trữ nước mưa, trước mắt tạo nguồn cấp nước cho NMN hiện có khi nguồn nước bị xâm nhập mặn. Về lâu dài, kết hợp với công trình thủy lợi xây dựng hồ trữ nước quy mô lớn, đa mục tiêu nhằm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Long An: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án cấp nước cho khu vực hạ lưu huyện Cần Giuộc -Cần Đước, đấu nối với nhà máy cấp nước của TP. Hồ Chí Minh theo như thỏa thuận; Khu vực Nhật Tảo Tân Trụ sử dụng nguồn nước cấp từ dự án Bảo Định.
Tiền Giang: Xây dựng hồ chứa Cửa Trung để tạo nguồn cấp cho khu vực Tân Phú Đông, nạo vét kênh Gò Cát-Hóc lựu để đưa nước ngọt từ vùng ngọt hóa Bảo Định.
Bến Tre: Sớm hoàn thiện hệ thống thủy lợi Bắc và Nam Bến Tre, nạo vét các kênh trục trữ nước và xây dựng hồ chứa hồ Kênh Lấp; hồ Bình Đại, hồ chứa Thạnh Phú.
Trà Vinh: Sau khi hoàn thiện khép kín hệ thống Nam Mang Thít nạo vét kênh trục dẫn nước cho vùng ven biển kết hợp với xem xét xây dựng hồ Định An để trữ nước ngọt.
Sóc Trăng: Sau khi hoàn thiện hệ thống ngăn mặn dọc sông Hậu tạo nguồn ổn định cho vùng Long Phú Tiếp Nhật và xem xét giải pháp chuyển nước cho vùng Vĩnh Châu, hoặc xây dựng các hồ chứa nước mưa quy mô vừa.
Bạc Liêu: Ưu tiên trữ nước mưa về lâu dài khi khi xây dựng cống âu kênh Cà Mau Bạc liêu, và nạo vét các hệ thống kênh trữ vùng QLPH cấp nước cho thủy sản và dân sinh.
Cà Mau: Ưu tiên trữ nước mưa, về lâu dài xem các giải pháp cấp nước bằng đường ống quy mô lớn đấu nối với hệ thống cấp nước liên vùng.
Kiên Giang: vùng An Minh An Biên sau khi hoàn thiện hệ thống Cái Lớn Cái Bé có thể kiểm soát tốt nguồn nước tạo nguồn cho các nhà máy xử lý nước quy mô vừa. Vùng Nam Quốc lộ 80, cấp nước nối mạng bằng đường ống quy mô lớn từ dự án liên vùng.
Nguồn: Báo cáo của Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam
(Hội thảo Giải pháp cấp nước vùng ĐBSCL, tháng 12/2020
- Hội Cấp thoát nước Việt Nam)