Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả kinh tế của giống. Hai yếu tố cấu thành năng suất quan trọng đó là số quả thu hoạch và khối lượng trung bình quả. Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự khác biệt về số quả thu hoạch và khối lượng quả giữa các thí nghiệm. Đồng thời, độ Brix của quả trong các thí nghiệm cũng không có sự sai khác bởi nguồn đạm trong phân bón (bảng 4). Liều lượng phân kali ảnh hưởng đến độ Brix của thịt trái và biến động tỷ lệ thuận với liều lượng phân kali [12]. Tuy nhiên, độ Brix trái dưa lưới chịu sự chi phối chủ yếu bởi các yếu tố như di truyền của giống, dinh dưỡng, loại đất... [13]. Kết quả này được giải thích là do khi thiếu kali hoạt động của các enzym amilase và invertase bị kìm hãm rất mạnh, do đó ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất trái sau thu hoạch.
Có thể thấy, khi thay thế một phần phân bón vô cơ bằng nước thải biogas không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, tình hình nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng của cây dưa lưới. Kết quả này là tiền đề cho việc nghiên cứu sử dụng nước thải biogas làm phân bón cho một số loại cây trồng khác, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng cường tái tuần hoàn dinh dưỡng trong nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững.
------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] M. Berdiyev, et al. (2009), "Nutritional composition, microbiological and sensory properties of dried melon: a traditional turkmen product”, Int. J. Food Sci. Nutr., 60, pp.60-68.
[2] A.A. Schaer, H.S. Paris (2016), Melons, Squashes, and Gourds in Food Science, Elsevier.
[3] https://www.ma.go.jp/e/data/stat/93th/index.html.
[4] https://agrstat.coa.gov.tw/sdweb/public/book/Book.aspx.
[5] Ngô Kế Sương, Nguyễn Lân Dũng (1997), Sản xuất khí đốt biogas bằng kỹ thuật lên men kỵ khí, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[6] Bùi Thị Nga và cộng sự (2014), "Khả năng sinh khí của bèo tai tượng và lục bình trong túi ủ biogas”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2, tr.17-25.
[7] Ngô Quang Vinh (2010), Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu sử dụng nước xả của các công trình khí sinh học làm phân bón cho rau cải xanh và xà lách ở Đồng Nai”.
[8] Nguyễn Hữu Chiếm và cộng sự (2011), "Nghiên cứu về ảnh hưởng của than hấp thụ nước thải biogas đến sự phát thải NH3 và sự sinh trưởng của xà lách”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 18b, tr.193-202.
[9] Phạm Việt Nữ và cộng sự (2015), "Sử dụng nước thải túi ủ biogas có vật liệu nạp là phân heo và bèo tai tượng (Pistia stratioes) canh tác cây ớt (Capsicum frutescens L.)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu, tr.35-40.
[10] Nguyễn Phương Thảo và cộng sự (2017), "Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) quy mô nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13, tr.31-38.
[11] Trương Thị Hồng Hải và cộng sự (2017), "Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống cà chua nhập nội triển vọng trong vụ đông xuân 2015-2016 tại Thừa Thiên - Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 126, tr.55-67.
[12] Võ Thị Bích Thủy và cộng sự (2005), "Cải thiện năng suất và phẩm chất dưa lê (Muskmelon) bằng cách bón phân kali trên đất phù sa tại Cần Thơ vụ xuân hè năm 2004”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, 4, tr.16-25.
[13] Trần Thị Ba và cộng sự (1999), Giáo trình trồng rau, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thành Trung
Viện Chăn nuôi
Nguyễn Thị Hồng Vân
Viện Nghiên cứu và phát triển Vùng
Phạm Trường Giang, Vũ Ngọc Bích
Công ty TNHH Trang Linh
(Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ VN)