Tác hại của kim loại nặng trong nước và cách kiểm tra

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/8/2021 | 11:23:07 Sáng

Kim loại nặng là một trong số những chất ô nhiễm làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người nếu có hàm lượng vượt quá mức cho phép. Các kim loại nặng này có thể được đưa vào cơ thể theo nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu thông qua nguồn nước. Và tác hại của kim loại nặng trong nước gây ra những tác động mà chúng ta khó có thể lường được.

Tác hại của kim loại nặng trong nước và cách kiểm tra
Kim loại nặng là một trong số những chất ô nhiễm làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người nếu có hàm lượng vượt quá mức cho phép. Các kim loại nặng này có thể được đưa vào cơ thể theo nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu thông qua nguồn nước. Và tác hại của kim loại nặng trong nước gây ra những tác động mà chúng ta khó có thể lường được.
Với thực trạng hiện nay các nhà máy, các khu công nghiệp xả thẳng nước thải, rác thải chưa qua xử lý ra môi trường làm cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều những hoá chất độc hại và các kim loại nặng làm nguy hại tới sức khỏe của con người. Để giúp bạn hiểu rõ hơn những nguy hiểm bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những tác hại của kim loại nặng trong nước. Hãy tham khảo để giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân nhé.
tac-hai-cua-kim-loai-nang-trong-nuoc-va-cach-kiem-tra-1
Tác hại của kim loại nặng trong nước là gì?
Những điều cần biết về kim loại nặng
Kim loại nặng được hiểu là những loại kim loại có yếu tố nhiễm bẩn tương đối cao, dao động trong khoảng từ 3.5 đến 7gcm3. Những kim loại này an toàn khi ở nồng độ cho phép. Tuy nhiên, tác hại của kim loại nặng trong nước vô cùng nghiêm trọng có thể rất độc hại hoặc độc ở nồng độ vượt quá tiêu chuẩn làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người khi nuốt phải, tiếp xúc hoặc ảnh hưởng tới hệ sinh thái động, thực vật xung quanh.
Kim loại nặng có thể tồn tại và được tìm thấy trong tự nhiên. Đặc biệt bạn có thể tìm thấy nhiều trong đất, nước và không thể phân hủy một cách tự nhiên được. Kim loại nặng là yếu tố cần thiết giúp cho hoạt động trao đổi chất của con người được diễn ra một cách ổn định. Tuy nhiên nếu tồn tại với hàm lượng cao thì chúng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người thậm chí là có thể tử vong.
Các kim loại nặng trong nước gây nguy hiểm tới sức khỏe con người
Tác hại của kim loại nặng trong nước là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà chúng ta không thể nào phủ nhận được. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn dưới đây là chi tiết các kim loại nặng trong nước nguy hiểm và luôn tồn tại xung quanh chúng ta.
tac-hai-cua-kim-loai-nang-trong-nuoc-va-cach-kiem-tra-3Có rất nhiều kim loại và khoáng chất có trong nước
Kim loại Sắt (Fe) trong nước
Sắt là kim loại nặng có rất nhiều trong các mạch nước ngầm ở Việt Nam. Chúng thường tồn tại dưới dạng Fe2+ và là nguyên nhân khiến nước có mùi tành. Khi được bơm lên khỏi mặt đất, Fe2+ sẽ gặp oxy sau đó chuyển hóa thành Fe3++ và làm cho nước có màu nâu đỏ.
Theo tiêu chuẩn về nước uống và nước sạch thì hàm lượng sắt trong nước phải nhỏ hơn 0.5 mg/l. Nếu hàm lượng vượt quá con số này, thì nước sẽ bị ô nhiễm sắt (hay còn được gọi với cái tên khác là nhiễm phèn). Nếu bạn sử dụng nước bị nhiễm sắt trong một thời gian dài thì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Kim loại Mangan (Mn) trong nước
Mangan cũng là một trong những kim loại nặng thường được tìm thấy trong các nguồn nước ngầm. Chúng thường tạo ra lớp cặn màu đen bám vào thành và đáy của các dụng cụ chứa nước hoặc là trong bồn cầu,…
Theo quy định an toàn của nước uống và nước sạch, hàm lượng Mangan trong nước phải nhỏ hơn 0.5 mg/l. Nếu nồng độ bị vượt quá con số này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dùng.
Kim loại Asen (As)
Thêm một kim loại nặng khá phổ biến trong nước đó là Asen. Chúng thường tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Theo quy định về nồng độ của Asen trong nước sạch thì phải nhỏ hơn 0.05 mg/l. Còn đối với nước uống nồng độ Asen không được vượt quá 0.01 mg/l.
Chì (Pb)
Nếu kể đến tác hại của kim loại nặng trong nước thì không thể không kể tới chì. Chì xuất hiện trong nước là do hiện tượng ăn mòn đường ống và do nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người. Theo quy định về nước sạch và nước uống hiện nay thì hàm lượng chì trong nước không được vượt quá 0.01 mg/l.
Crom (Cr)
Crom tồn tại trong nước ở dạng Cr (III), Cr (VI). Cr (III) không độc. Tuy nhiên Cr(VI) lại được xếp vào chất độc nhóm 1. Tác hại của kim loại nặng trong nước này là khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi khi uống phải. Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, ruột non, viêm gan, thận…
Crom trong nước có thể là do nguồn nước thải của các nhà máy mạ điện, các nhà máy nhuộm, da, chất nổ, mực in,…. Theo quy chuẩn về nước uống và sinh hoạt thì hàm lượng Crom trong nước không được vượt quá 0.05 mg/l nếu không sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dùng.
Kim loại Cadimi (Cd)
Cadimi là kim loại thường thấy trong nước ngầm. Cadimi trong nước có thể do bị ngấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau trong quá trình di chuyển. Theo quy định của Bộ Y tế thì hàm lượng Cadimi phải dưới 0.003 mg/l.
Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân trong nước tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất của thủy ngân. Chúng xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, thấm qua da hoặc là ăn uống. Khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với các axit amin có chứa lưu huỳnh hay các hemoglobin, các albumin; có khả năng liên kết màng tế bào và làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi lượng cân bằng axit bazơ của các mô, làm hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh. Ở trong nước dạng độc nhất là metyl thủy ngân nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản hoạt động của quá trình phân chia tế bào.
tac-hai-cua-kim-loai-nang-trong-nuoc-va-cach-kiem-tra-4
Sử dụng nước nhiễm thủy ngân có hại cho cơ thể
Kim loại Kẽm (Zn)
Tác hại của kim loại nặng trong nước thì không thể không kể tới kim loại kẽm. Nước nhiễm kẽm thường là loại nước mặt. Nguyên nhân chính dẫn đến sự nhiễm kẽm trong nước đó là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra môi trường mà không qua khâu xử lý.
Kim loại Đồng (Cu)
Có lẽ là kim loại khá dễ dàng tìm thấy trong nước. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hàm lượng đồng trong nước phải nhỏ hơn 2mg/l. Tác hại của kim loại nặng trong nước này phải kể tới như: kích thích và ăn mòn niêm mạc, gây ức chế thần kinh,…
Kim loại Molybden (Mo)
Molybden là kim loại nặng thường tìm thấy ở các nguồn nước gần các khu vực bị ô nhiễm nước thải từ các ngành thuốc nhuộm, ngành gốm sứ, thủy tinh, hay là hóa dầu…Theo quy định nồng độ molybden trong nước uống không được lớn hơn 0.07 g/l để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tác hại của kim loại nặng trong nước
Tác hại của kim loại nặng trong nước là vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người cũng như vật nuôi. Sử dụng nước có chứa kim loại nặng trong một thời gian dài gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe mà chúng ta không thể không kể tới như:
tac-hai-cua-kim-loai-nang-trong-nuoc-va-cach-kiem-tra-5
Tác hại của các kim loại nặng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống con người
– Cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, gây tổn thương đến não, co rút các bó cơ. Đối với các bà bầu, khi các kim loại nặng tiếp xúc với màng tế bào sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, thai bị dị dạng, quái thai cho các thế hệ sau.
– Một số kim loại nặng khác còn có thể gây ra các căn bệnh ung thư như: ung thư da, ung thư vòm họng hoặc là ung thư dạ dày. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư đã coi kim loại nặng là một trong những tác nhân gây ung thư lớn ở người
– Nước nhiễm kim loại nặng là nguyên nhân gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời việc hấp thụ chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết của cơ thể cũng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, chúng còn kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển, làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch và rối loạn các chức năng hệ thống thần kinh…
Cách kiểm tra kim loại nặng trong nước
Để kiểm tra đầy đủ và phát hiện các kim loại trong nước, cũng như nồng độ cũng chúng, phương pháp chính xác và an toàn nhất là bạn nên mang mẫu nước đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xét nghiệm và kiểm tra.
Ngoài ra bạn có thể nhận biết ra một số kim loại để hạn chế được tác hại của kim loại nặng trong nước phổ biến trong nước thông qua các mẹo được liệt kê ở dưới đây. Tuy nhiên những cách này không xác định được chính xác nồng độ của chúng.
tac-hai-cua-kim-loai-nang-trong-nuoc-va-cach-kiem-tra-6
– Canxi: Nước bị nhiễm canxi chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường thấy chúng rất trong. Tuy nhiên khi uống thì có vị khó uống, ngang ngang. Khi chúng ta đun sôi sẽ thấy cặn màu trắng ở đáy của ấm.
– Mangan: Nước bị nhiễm mangan thường có mùi tanh, đục và có màu vàng. Chúng thường tạo thành lớp cặn đen bám vào thành hoặc là đáy của dụng cụ chứa nước.
– Sắt: Đây cũng là một loại kim loại nặng hay bị nhiễm trong nước. Nước bị nhiễm sắt thường có màu vàng đục (giống như màu phèn), có mùi tanh của kim loại và khi nếm có vị chua.
tac-hai-cua-kim-loai-nang-trong-nuoc-va-cach-kiem-tra-7
Có thể thấy kim loại nặng tồn tại rất nhiều trong nước, trong xung quanh môi trường sống của chúng ta. Nếu nằm trong mức độ cho phép thì không gây nguy hiểm gì cho con người, thực vật. Tuy nhiên nếu nồng độ vượt quá mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như môi trường sống. Chính vì vậy, các bạn cần nhận biết sớm được sự tồn tại của các kim loại này trong nguồn nước của gia đình từ đó có những phương pháp cải tạo nguồn nước sao cho phù hợp để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin chi tiết về kim loại nặng cũng như những tác hại của kim loại nặng trong nước. Hi vọng với những gì chia sẻ bạn đã biết được những tác hại nguy hiểm của kim loại nặng trong nước để từ đó có những phương án nhận biết, sử dụng cho phù hợp để đảm bảo an toàn. Chúc bạn và gia đình có sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất và vô cùng hữu ích nhé.

Nguồn Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã và đang có những giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ngập úng đô thị khá hiệu quả, đó là các giải pháp kỹ thuật/công trình kết hợp với các giải pháp phi công trình …

Bảo vệ môi trường đang là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).