Lâm Đồng: Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất tháng 10 năm 2021
- Cập nhật: Thứ ba, 26/10/2021 | 10:41:52 Sáng
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 9.764,8 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 37 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 02 trạm quan trắc TNN mặt Đại Ninh và Cát Tiên.
Tổng lượng mưa năm bình quân từ 1.750 – 3.150mm, trong đó lượng mưa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô (từ tháng 12 – 4 năm sau) lượng mưa chiếm 20% tổng lượng mưa năm.
Trạm Đại Ninh (tọa độ địa lý: 11043’ vĩ độ Bắc, 108022’ kinh độ Đông) được xây dựng ở bờ phải sông Đa Nhim, thuộc thôn Phú Hòa xã Phú Hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng; thuộc lưu vực sông Đồng Nai, diện tích lưu vực khống chế là 1.380 km2; được quan trắc từ tháng 7 năm 2011. Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước.
Trạm Cát Tiên (tọa độ địa lý: 11034’ vĩ độ Bắc, 107021’ kinh độ Đông) nằm trên bờ trái sông Đồng Nai, thuộc thôn I xã Phù Mỹ huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng; thuộc lưu vực sông Đồng Nai, diện tích lưu vực khống chế là 1.980 km2; được quan trắc từ tháng 2 năm 2012. Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước.
Tổng lượng nước.
Tại Trạm Đại Ninh, mực nước trung bình tháng 9 năm 2021 trên sông Đa Nhim tại trạm Đại Ninh là 88049cm, tăng 26cm so với tháng trước, tăng 17cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 10cm so với giá trị tháng 9 trung bình nhiều năm. Giá trị lớn nhất là 88153cm (ngày 04/9), giá trị nhỏ nhất là 88018cm (ngày 30/9).
Tháng 9 năm 2021, tại trạm Đại Ninh có lưu lượng trung bình tháng là 21,1m3/s, tăng 10,2m3/s so với tháng trước, tăng 8,88m3/s so với tháng cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 9 năm 2021, tổng lượng nước trên sông Đa Nhim chảy qua mặt cắt ngang tại trạm quan trắc Đại Ninh vào khoảng 54,6 triệu m3, tăng khoảng 25,4 triệu m3 so với tháng trước.
Tại Trạm Cát Tiên, mực nước trung bình tháng 9 năm 2021 trên sông Đồng Nai tại trạm Cát Tiên là 12953cm, tăng 80cm so với tháng trước, tăng 77cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 06cm so với giá trị tháng 9 trung bình nhiều năm. Giá trị lớn nhất là 13052cm (ngày 26/9), giá trị nhỏ nhất là 12828 cm (ngày 06/9).
Tháng 9 năm 2021, tại trạm Cát Tiên có lưu lượng trung bình tháng là 280m3/s, tăng 56,2m3/s so với tháng trước, tăng 54,4m3/s so với tháng cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 9 năm 2021, tổng lượng nước trên sông Đồng Nai chảy qua mặt cắt ngang tại trạm Cát Tiên vào khoảng 725triệu m3, tăng khoảng 127 triệu m3 so với tháng trước.
Chất lượng nước
Tại trạm Đại Ninh, kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Đa Nhim ở mức trung bình, có thể đáp ứng cho việc sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.
Tại trạm Cát Tiên, kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Đối với tài nguyên nước dưới đất
Trong tỉnh được phân chia thành 3 tầng chứa nước chính, bao gồm: Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp) và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp). Theo báo cáo thuộc dự án "Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước chính như sau: Tầng chứa nước (Q) là 59.414 m3/ngày, tầng chứa nước (βqp) là 367.638 m3/ngày, tầng chứa nước β(n2-qp) là 3.326.719 m3/ngày.
Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 9 dâng so với tháng 8. Giá trị dâng cao nhất là 0,81m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (LK115T).
Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,08m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (LK117T) và trung bình tháng sâu nhất là -8,34m tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (LK107aT). Trong tháng 9 và tháng 10 mực nước có xu hướng dâng.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp)
Theo kết quả quan trắc tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (LK112T) mực nước trung bình tháng 9 dâng 0,91m so với tháng 8. Trong tháng 9 và tháng 10 mực nước tại công trình LK112T có xu hướng dâng.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp)
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 9 có xu thế dâng so với tháng 8. Giá trị dâng cao nhất là 1,20m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (LK114T). Giá trị hạ thấp nhất là 1,38m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc (C10a).
Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,27m tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (LK94T) và trung bình tháng sâu nhất là -123,12m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc (C10o). Trong tháng 9 và tháng 10 mực nước có xu hướng hạ.
KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH LÂM ĐỒNG THÁNG 10 NĂM 2021:
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam(T/h)
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.