Nhiên liệu sinh học từ cây cải sẽ sớm thay thế dầu mỏ
- Cập nhật: Thứ ba, 26/10/2021 | 10:56:37 Sáng
Một cây họ cải có chứa tinh dầu, không ăn được, tên khoa học là Brassica carinata đang được sử dụng thử nghiệm để chiết xuất thành nhiên liệu sinh học thay thế cho dầu mỏ làm nhiên liệu cho ngành hàng không.
Cây Brassica carinata
Các nhà khoa học tại Đại học Georgia (Mỹ) khẳng định họ đã tìm ra lời giải giúp đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, cũng như đảm bảo chuỗi cung ứng để tự sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững có nguồn gốc từ cây Brassica carinata ở miền Nam nước Mỹ.
Hàng không là một trong những ngành công nghiệp cần thiết số 1 trên thế giới, nhưng cũng đồng thời là mối hại cho môi trường do lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ dầu mỏ. Theo nghiên cứu, việc sử dụng cây Brassica carinata có thể tiết kiệm chi phí hơn đáng kể so với nhiên liệu từ dầu mỏ.
Trên thực tế, sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc từ cây Brassica carinata không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới Nó đã được phát triển và thử nghiệm cách đây vài năm, nhưng đối mặt với nhiều thách thức để đưa vào thực tế. Chuyến bay phản lực đầu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học chiết xuất từ cây Brassica carinata tinh khiết đã được thực hiện thành công vào năm 2012, nhưng khi ấy chi phí của nhiên liệu "sạch" cao hơn nhiều so với nhiên liệu hoá thạch thông thường. Mặt khác do nước Mỹ khi đó đang thiếu các cơ sở hạ tầng để thực hiện biến đổi cây trồng thành nhiên liệu.
Để vượt qua những thách thức nêu trên, lần này các nhà khoa học ở Đại học Georgia đã đặt trọng tâm phải khả thi hóa toàn bộ việc xây dựng từ các cơ sở nuôi trồng, hạ tầng, cho tới chi phí sản xuất... với hy vọng cung cấp đầy đủ thông tin cho nông dân, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách để đưa ra các quyết định phù hợp trong tương lai gần.
Tùng Lâm
Nguồn Quản lý Môi trường
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.