Xem bông gòn miêu tả hiểm họa từ ô nhiễm môi trường và COVID-19
- Cập nhật: Thứ sáu, 24/12/2021 | 4:41:49 Chiều
Thay vì sử dụng chất liệu điêu khắc truyền thống, họa sỹ Nguyễn Thăng Long chọn thử nghiệm với bông gòn đồng thời mang theo thông điệp nhằm nhắc nhở con người về sức chịu đựng của thiên nhiên.
Trong công cuộc đi tìm chất liệu mới, họa sỹ-nghệ sỹ điêu khắc Nguyễn Thăng Long đã dừng lại để đối thoại với bông gòn và ánh sáng. Triển lãm mang tên ''Hiểm họa lơ lửng'' là kết quả của cuộc tìm tòi ấy. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Triển lãm lồng ghép với câu chuyện thời sự nhức nhối, khắc họa và treo trên trần nhiều virus SARS-CoV-2 - những hiểm họa lơ lửng đúng nghĩa khi đại dịch còn nhiều diễn biến phức tạp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+
Bên cạnh đó, câu chuyện công nghiệp hóa, tiêu dùng nhanh trên thế giới đang gây tổn hại môi trường nặng nề, cũng được họa sỹ thể hiện qua những đám bông gòn đầy tính gợi hình cùng những ứng dụng về màu và ánh sáng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
''Tôi nhận thấy bông gòn đem lại những hiệu quả tạo hình đặc biệt mà các vật liệu khác không làm được đồng thời mang một vẻ đẹp tự thân rất riêng, mang đến những biến đổi ngẫu nhiên, đa dạng và kỳ ảo'' nghệ sỹ chia sẻ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Bông gòn với Nguyễn Thăng Long cũng mang cảm giác tựa như mây, bay lơ lửng trên trời, muôn hình vạn trạng và giàu sức gợi, tạo cho người xem nhiều liên tưởng và hình dung. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nhiều chất liệu cũ, sản phẩm công nghiệp được sử dụng trong triển lãm này. Những chiếc gai của virus được Nguyễn Thăng Long tái sử dụng từ những chiếc bugi cũ hỏng, những nắp nhựa chồng vào nhau…(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Hay những bảng vi mạch điện tử cũ được tái sử dụng, trở thành những khu công nghiệp hoặc những thành phố hiện đại. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Những cột khói bông gòn được tạo hình đôi tay, lấy tên ''Tiếng thét'' giống tác phẩm ''The scream'' nổi tiếng của tác giả Edvard Munch, mô tả sự khiếp hãi mà công nghiệp gây ra cho môi trường cũng như cuộc sống con người. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Sự kết hợp giữa bông gòn và ánh sáng còn tạo ra những khuôn mặt với nhiều sắc thái biểu cảm đa dạng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Một tác phẩm xuất hiện trong triển lãm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Với họa sỹ, sự kết hợp giữa hai chủ đề đại dịch và ô nhiễm môi trường tạo nên một lời nhắc nhở về những gì con người đang gây ra cho thiên nhiên mà ở đó, dịch COVID-19 làm ngưng trệ mọi khía cạnh của cuộc sống, dường như một sự trả đũa của thiên nhiên nếu con người tiếp tục hủy hoại hành tinh của mình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Triển lãm hiện đang được trưng bày tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại (621 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội) từ ngày 9/12/2021 đến hết ngày 22/2/2022. Thời gian mở cửa là từ 9h đến 17 giờ hàng ngày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nguồn Vietnam+
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.