Phát hiện ngoại mặt trăng lớn gấp 2,6 lần Trái đất
- Cập nhật: Thứ bảy, 15/1/2022 | 11:09:36 Sáng
Vật thể không gian mới được phát hiện lớn gấp 2,6 lần Trái Đất có lẽ là một ngoại mặt trăng, hay mặt trăng nằm ngoài Hệ Mặt trời.
Đây là lần thứ hai Phó giáo sư thiên văn học David Kipping, đồng thời là người đứng đầu phòng nghiên cứu Cool Worlds thuộc Đại học Columbia cùng cộng sự phát hiện ra một ngoại mặt trăng.
Các nhà khoa học cho biết, mặt trăng khổng lồ được phát hiện lần này quay quanh một hành tinh có kích cỡ bằng sao Mộc mang tên Kepler 1708b, nằm cách Trái đất 5.500 năm ánh sáng. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature Astronomy ngày 13/1. Mặt trăng của chúng ta nhỏ hơn Trái đất 3,7 lần. Còn ngoại mặt trăng mới được phát hiện lớn hơn Trái đất 2,6 lần.
Trước đó họ từng phát hiện ra ngoại mặt trăng có kích cỡ bằng sao Hải Vương đang quay quanh một ngoại hành tinh khổng lồ tên là Kepler-1625b năm 2018. Ông Kipping cho biết, cho tới nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hơn 10.000 ngoại hành tinh nhưng việc phát hiện ra các ngoại mặt trăng là một thách thức lớn hơn hẳn, bởi vì chúng là những vật thể chưa được biết tới nhiều.
Tú Anh
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.