Rãnh sâu nhất thế giới 'nuốt chửng' 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/1/2022 | 11:25:33 Sáng

Các nhà khoa học thế giới phát hiện rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới dưới đáy tới 11.034 m đang "nuốt chửng" 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm.


Rãnh Mariana có thể được nhìn thấy trên Google Maps
Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana. Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21' Bắc và 142°12' Đông.
Rãnh Mariana đã tồn tại hơn 6.000 năm, cũng tức là đã có hàng chục nghìn tỷ tấn nước biển bị hút xuống đó. Đây quả thực là 1 con số khổng lồ khiến cho các nhà khoa học kinh ngạc. Kỳ lạ hơn, sau khi bị hút, mực nước biển không hạ xuống mà lại dâng lên.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn tình cờ phát hiện ra những tiếng gầm bí ẩn phát ra từ dưới rãnh Mariana ở độ sâu 10.000 m. Những âm thanh này rất đáng sợ, chúng ồn ào và ngắt quãng, rất giống với âm thanh trong các bộ phim kinh dị thực khiến người ta kinh hãi. Âm thanh kỳ lạ đôi khi giống như tiếng cá voi kêu, lúc lại giống như như những cơn sóng gầm.
Sau 3 năm dùng máy móc thăm dò, các nhà khoa học nhận ra rằng lượng nước biển bị rãnh Mariana hút vào quá lớn đã gây ra tiếng gầm kỳ lạ. Hơn nữa, việc rãnh Mariana đẩy nhanh tốc độ 'nuốt' nước biển vốn là do con người khai thác tài nguyên dưới lòng đất quá mức. Hiện tượng ấm lên toàn cầu làm cho băng tan khiến mực nước biển dâng cao dù mỗi năm rãnh Mariana hút tới 3 tỷ tấn nước biển. 
Việc phát hiện rãnh Mariana ngày càng hút nhiều nước biển có ý nghĩa cảnh báo vì trên Trái đất hiện đang có nhiều hơn 1 rãnh nuốt nước biển tương tự như rãnh Mariana. Nếu nước biển xâm nhập vào quá nhiều có thể làm tăng sự mất ổn định của cấu trúc bên trong vỏ Trái đất. Các nhà khoa học cũng cho rằng, lượng nước biển sau khi thâm nhập vào bên trong Trái đất sẽ không thể ở lại. Thay vào đó, chúng sẽ quay trở lại mặt đất theo nhiều cách khác nhau như phun trào núi lửa, sạt lở đất, lũ bùn… Việc này cũng sẽ khiến cho các thảm họa địa chất trên Trái đất gia tăng, nhân loại sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả do mình đã gây ra. 

Hải Thanh


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường


  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.