Messenger chính thức có tính năng thông báo chụp màn hình
- Cập nhật: Thứ sáu, 28/1/2022 | 4:15:53 Chiều
Trên trang Facebook cá nhân CEO Meta Mark Zuckerberg đã thông báo rằng ứng dụng nhắn tin Messenger đã có thêm tính năng thông báo khi cuộc trò chuyện bị chụp ảnh màn hình.
Trước đó vào khoảng tháng 11/2020, thông tin này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội khiến không ít người dùng Facebook tại Việt Nam xôn xao.
Tính năng này đã bắt đầu được Facebook triển khai đối với một số người dùng nước ngoài vào thời điểm giữa năm 2020, nhằm cho phép người dùng phát hiện ai đang đó đang thực hiện hành vi chụp màn hình trên Messenger.
Cụ thể, khi một ai đó ở đầu bên kia thực hiện thao tác chụp ảnh màn hình tin nhắn với người đang trò chuyện, Facebook sẽ phát hiện và gửi thông báo về điện thoại cho đối phương. Đặc biệt, dòng thông báo trên hình sẽ giúp người dùng nắm bắt chính xác ai đang thực hiện việc chụp ảnh màn hình.
Trong một bài phỏng vấn trên Telegraph vào năm ngoái, người đứng đầu toàn cầu về an toàn tại Meta, Antigone Davis, đã nói về nỗ lực của công ty để cung cấp một nền tảng an toàn hơn:
"Tại Meta, công ty sở hữu Facebook và WhatsApp, chúng tôi biết mọi người mong đợi chúng tôi sử dụng công nghệ an toàn nhất hiện có, đó là lý do tại sao tất cả các tin nhắn cá nhân mà bạn gửi trên WhatsApp đều đã được mã hóa đầu cuối và tại sao chúng tôi đang nỗ lực để tạo ra nó như một tính năng mặc định trên các ứng dụng còn lại".
Meta lần đầu tiên hứa hẹn trò chuyện được mã hóa sớm nhất vào năm 2022, nhưng giờ điều đó đã thay đổi: "Chúng tôi đang dành thời gian để giải quyết đúng vấn đề này và chúng tôi không có kế hoạch hoàn thành việc triển khai mã hóa trên toàn cầu theo mặc định trên tất cả các dịch vụ nhắn tin của chúng tôi cho đến khoảng năm 2023", ông nói.
Song Lam
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.