Thanh Hóa: Nhiều giải pháp để giảm thiểu rác thải nhựa trên biển

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/2/2022 | 4:18:54 Chiều

Tỉnh Thanh hóa đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân vùng biển tham gia hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” tại khu vực dọc bờ biển, ven sông, cảng biển theo quy định của pháp luật về BVMT.

Với lượng chất thải nhựa phát sinh trung bình 1 ngày khoảng 345 tấn rác thải nhựa (tương đương 0,1kg/người). Lượng chất thải này ngày càng khó kiểm soát, có chiều hướng gia tăng theo sự phát triển của du lịch, công nghiệp, trao đổi hàng hóa, phát sinh từ hoạt động đánh bắt thủy, hải sản trên biển, …
anh1.jpg
Tăng cường công tác dọn vệ sinh, thu gom, xử lý rác thải tại khu vực dọc bờ biển

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa như phối hợp với các địa phương ven biển tổ chức ra quân thu gom, phân loại rác thải trên bờ biển, đánh giá các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo; xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa tại các khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch, khu dân cư tập trung ven biển.

Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh Thanh Hóa giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển; thu gom 50% ngư cụ khai thác bị mất hoặc vứt bỏ; 50% các khu điểm du lịch, cơ sở sản xuất, kinh doanh lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi biển; khu bảo tồn biển Hòn Mê.

Hiện nay toàn tỉnh có 6.689 phương tiện nghề cá; trong đó, 5.521 tàu có chiều dài dưới 15m, 1.168 chiếc có chiều dài từ 15m trở lên, với 24.675 ngư dân trực tiếp tham gia khai thác hải sản trên biển. Vì vậy, phát sinh lượng rác thải ra biển là rất lớn, nếu như ngư dân không lắp đặt thùng chứa rác trên tàu cá mà xả trực tiếp rác thải xuống biển, không thu hồi lại các ngư lưới cụ hư hỏng và rác thải sinh hoạt trong quá trình đánh bắt trên biển... Không những gây ô nhiễm môi trường, mà còn đe dọa đến sự phát triển tự nhiên của các loài sinh vật biển.

 
anh2.jpg
Thu đổi rác thải nhựa và khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động số 76/KH-UBND về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về quản lý rác thải nhựa đại dương trong hoạt động khai thác hải sản.

Giám sát công tác bảo vệ môi trường và quản lý rác thải nhựa trong khai thác hải sản tại các cảng cá, bến cá và các tàu cá. Tổ chức các mô hình thu gom, phân loại, thu đổi rác thải nhựa tại cảng cá, vùng dân cư ven biển nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân; khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.


Nguồn Báo TN&MT

  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.