Xu thế tái chế nước thải thành nước sạch

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/4/2022 | 4:15:47 Chiều

Nhiều hồ chứa nước ngọt trên thế giới đang dần cạn kiệt và các quốc gia đều đang vật lộn với công tác sản xuất nước đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cứ 5 người trên thế giới sẽ có hơn 2 người đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch. Nhiều hồ chứa nước ngọt trên thế giới đang dần cạn kiệt và các quốc gia đều đang vật lộn với công tác sản xuất nước đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.
tm-img-alt

Khoảng 80% lượng nước thải toàn cầu xả ra môi trường mà không qua bất kỳ biện pháp xử lý nào để loại bỏ ô nhiễm. Trong số 20% được xử lý chỉ một phần rất nhỏ được tái sử dụng trực tiếp. Việc tái chế nước thải từ nhà tắm, máy giặt, bể bơi và sản xuất công nghiệp… nếu được thực hiện rộng rãi có thể giúp tiết kiệm nguồn nước quý giá và giảm thải độc hại ra môi trường. Nước tái chế có thể được sử dụng để cung cấp cho nhà vệ sinh, làm nước tưới cho cây xanh, rửa sạch đường, động cơ máy bay hoặc các cơ sở công nghiệp… trả lại môi trường tự nhiên hoặc thậm chí biến thành nước uống.

Các phương pháp tái chế nước thải bằng cách loại bỏ các chất bẩn, các chất gây ô nhiễm, để tái sử dụng nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, công nghiệp, nước uống trực tiếp… là một trong những công nghệ được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới như Singapo, Namibia, Úc, Israel…

Ví dụ như ở Singapo, ở đất nước này, 40% nguồn cung cấp nước đến từ nước thải tái chế. Những chiếc máy bơm khổng lồ chạy sâu dưới lòng đất tại một nhà máy ở Singapo giúp biến nước thải thành nước sạch, phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng của con người đồng thời giảm thiểu ô nhiễm đại dương.

 

Thông thường quá trình tái chế nước thải thành nước sạch sẽ trải qua những bước sau: Đầu tiên nước đã qua sử dụng từ các hệ thống đường hầm thoát nước sẽ được chuyển đến nhà máy lọc qua màng mỏng để lọc sạch các tạp chất, kim loại nặng. Đến lần lọc thứ hai nước sẽ được làm sạch hơn nữa, các tạp chất như vi khuẩn, virus, thuốc trừ sâu… bị loại bỏ thông qua các quy trình lọc tiên tiến và cuối cùng được khử trùng bằng tia cực tím.

Trong khi ở một số quốc gia, nước thải sau khi được tái chế chỉ được sử dụng cho mục đích tưới tiêu trong nông nghiệp, hay công nghiệp, thì với hệ thống xử lý nước tiên tiến và hiện đại, Singapo thậm chí còn tái chế nước thải trở thành nước uống đóng chai đảm bảo vệ sinh được đặt tên là NEWater.

Với đặc điểm địa thế là đường biển dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình năm lớn, nên Việt Nam có ưu thế hơn hẳn so với các nước khác trên thế giới khi có nguồn nước dồi dào. Về mặt chính sách, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu và tái sử dụng nước thải. Vì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% lượng nước có sẵn trên hành tinh trong khi lượng nước mặn là 97,5% nên việc tái sử dụng nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

 

Tuy nhiên, việc sử dụng nước tại Việt Nam chưa hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng nước trên một đơn vị nước (m3) ở Việt Nam chỉ đạt 2,37 USD GDP (với Australia là 83,20 USD). Theo ước tính của Liên minh Tài nguyên nước (2030 WRG), đến năm 2030 Việt Nam phải đối mặt với mức độ căng thẳng về nước ở hầu hết các khu vực trên cả nước. Các lưu vực sông, khu vực đóng góp 80% GDP của Việt Nam, sẽ gặp phải tình trạng "căng thẳng nước nghiêm trọng” (lưu vực nhóm sông Đông Nam bộ) hoặc "căng thẳng về nước” (ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai và sông Cửu Long). Vì vậy, việc việc tái sử dụng lại nước thải đã qua xử lý sẽ góp phần giải quyết căng thẳng nước trong tương lai.

Song song với việc nghiên cứu, phát triển, đầu tư nâng cấp hệ thống tái chế nước thải thành nước sạch, mỗi người dân cần có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước từ những hành động nhỏ mỗi ngày như: Không xả rác thải nhựa trực tiếp xuống sông, hồ, biển; hạn chế sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh; tránh dùng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp…


Nguồn TTNSQG

  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.