Tấm lợp sinh học thân thiện với môi trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 10:38:03 Sáng

Với thiết kế đẹp mắt, các tấm lợp có khả nằng hấp thụ CO2 và bơm sinh khối để sử dụng làm nhiên liệu hoặc phân bón - đây là ý tưởng việc xây dựng lò phản ứng sinh học vi tảo tăng cường công nghệ nano giúp pin mặt trời thân thiện với môi trường hơn.

Ý tưởng sử dụng bể tảo phẳng ở bên ngoài các tòa nhà như một phần của hoạt động phát triển bền vững không phải là một ý tưởng mới. Vào năm 2013, Splitterwerk Architects và công ty kỹ thuật Arup đã hợp tác để tạo ra một tòa nhà nguyên mẫu quy mô đầy đủ, được gọi là BIQ, có khoảng 200 m2 các tấm da sinh học tảo.

Các tấm lợp có màu màu xanh lá cây bởi sinh khối kẹp bên trong, phục vụ cho một số mục đích. Các chủng tảo tích hợp trong các tấm lợp có khả năng hấp thụ CO2 cũng như ánh sáng mặt trời và quang hợp, giúp tạo ra oxy trong lành. Càng có nhiều ánh sáng mặt trời, tảo sẽ phát triển càng nhanh, hấp thu được khoảng 0,9 kg CO2 cho mỗi 0,45 kg tảo.

Các tấm này cũng giữ nhiệt trong nước của chúng, phục vụ hai mục đích trong BIQ - thứ nhất, với các tấm được gắn bên ngoài, nó che nắng cho tòa nhà, giảm việc sử dụng năng lượng điều hòa không khí vào mùa hè. Thứ hai, nhiệt lượng đó có thể được thu hoạch - cũng như sinh khối của chính nó.
Sinh khối được tạo ra bởi BIQ được lọc định kỳ dưới dạng bột giấy mịn, sau đó được đem đi xử lý lại thành nhiên liệu sinh học dễ cháy, và được đưa trở lại tòa nhà, vào vòi đốt chạy hệ thống nước nóng của tòa nhà. Giữa nhiên liệu sinh khối và nhiệt thu được từ nước trong các tấm lợp, BIQ có thể đáp ứng một cách bền vững khoảng một phần ba các yêu cầu về năng lượng cho ngôi nhà.

Trong một cuộc phỏng vấn với Mexico Business News, Giám đốc điều hành Greenfluidics, Miguel Mayorga, đã mô tả cách hệ thống của công ty ông sử dụng chất lỏng nano - một cách hiệu quả, các hạt nano carbon có thể tái chế được thêm vào nước, làm tăng khả năng dẫn nhiệt của nó.
Với việc được chạy qua một mặt của tấm, cải thiện khả năng thu nhiệt của nó, trong khi tảo được phát triển ở mặt còn lại. Nhiệt trong trường hợp này được chuyển hóa trực tiếp thành điện năng thông qua một máy phát nhiệt điện và được đưa vào tòa nhà, làm cho những tấm tảo này trở nên tương tự như những tấm pin mặt trời truyền thống.
Tuy vậy, loại vật liệu này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, chưa thể thương mại hóa. Giá trị mang lại của loại vật liệu mới này là không thể phủ nhận, nhưng việc sử dụng làm tăng chi phí xây dựng lên nhiều lần cũng như chi phí về vận hành. Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện vẫn chưa thể ứng dụng rỗng rãi cũng như thương mại hóa công nghệ này.


Nguồn Tạp chí xây dựng

  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.