Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại BĐKH đang thay đổi màu sắc bầu trời

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/9/2022 | 9:32:10 Sáng

Mặc dù có màu sắc sặc sỡ vô cùng đẹp mắt nhưng đây lại là dấu hiệu của việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt.

Việc bầu trời qua các thời điểm trong ngày hay qua các mùa có sự thay đổi về màu sắc có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đặc biệt, trước những trận mưa hay cơn bão lớn, bầu trời và khúc xạ mặt trời sẽ lập tức tạo nên những hiện tượng tụ mây, hay có màu xanh tím tuyệt đẹp trên bầu trời. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, việc này khiến không ít nhà khoa học lo ngại.

Theo đó, việc bầu trời ngày càng thay đổi màu sắc nhiều hơn cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường đang xảy ra dày đặc và nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Việc này khiến cho bầu trời chuyển sang màu sắc tương tự như "hành tinh chết".

Trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều thành phố trên Trái đất đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão cát, lốc xoáy, thời tiết khô nóng dẫn đến hạn hán kéo dài. Những hiện tượng này đã khiến bầu trời chuyển sang màu cam, hồng, tím, xanh lục cực hiếm thấy. Theo đó, dấy lên lo ngại về những thảm họa tự nhiên đáng gờm hơn trong tương lai.

Vào năm 2015, Dubai đã chứng kiến bầu trời màu phủ khắp nơi sau khi thành phố này hứng chịu một cơn bão cát nghiêm trọng.

 
Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 1.
Dubai giữa cơn bão cát vào tháng 4/2015

Vào năm 2018, bầu trời chuyển sang màu xanh trong một cơn bão kèm mưa đá nghiêm trọng tại Kansas, Mỹ

Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 2.
Cơn bão kèm mưa đá nghiêm trọng hoạt động trên các vùng đồng bằng cao của Kansas vào năm 2018
Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 3.
Bầu trời giông bão tuyệt đẹp với sự pha trộn của màu cam và xanh

Năm 2019, cơn bão Hagibis đã biến bầu trời Nhật Bản thành màu tím và hồng. Đây cũng là sự kết hợp giữa ánh sáng dội xuống mặt nước trong khoảnh khắc mặt trời lặn

Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 4.
Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 5.
Ảnh chụp bầu trời bão từ Suzuka Circuit ở Nhật Bản vào tháng 10 năm 2019

Vào năm 2020, bầu trời San Francisco chuyển màu màu cam và đỏ rực rỡ khi gần 100 đám cháy rừng bùng cháy khắp phía tây

 
Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 6.
San Francisco vào tháng 9 năm 2020.

Tháng 7/2022 một cơn giông lớn được gọi là derecho đã xuất hiện ở Sioux Falls, Nam Dakota, Mỹ. Đây được coi là một hiện tượng hiếm gặp, ít được nhìn thấy vào khoảng thời gian này tại Mỹ.

Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 7.
Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 8.
Bầu trời bão tố ở Sioux Falls, Nam Dakota vào tháng 7 năm 2020

Đầu năm 2022, bão cát ở sa mạc Sahara ở châu Phi đã mang bầu trời đầy bụi màu cam đến Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác

Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 9.
Màu cam bao phủ Tây Ban Nha do ảnh hưởng của bão cát
Những bức ảnh siêu thực khiến các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu đang thay đổi màu sắc bầu trời - Ảnh 10.
Cơn bão cát ảnh hưởng tới cả các nước khác trong khu vực châu Âu như Pháp, Thụy Sĩ,..



Nguồn genk.vn
  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.