Nông dân vùng duyên hải đối mặt với nhiều rủi ro vì biến đổi khí hậu hơn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2022 | 10:42:43 Sáng

Trong một nghiên cứu mới đây, nhà nghiên cứu Trần Đức Dũng (Trung tâm Quản lý nước & BĐKH, ĐHQG TP.HCM) và cộng sự đã chỉ ra nông dân vùng duyên hải đối mặt với nhiều rủi ro vì biến đổi khí hậu (BĐKH) hơn.

Nghiên cứu có tên "Tác động của biến đổi khí hậu đối với tính chất dễ bị tổn thương đối với sinh kế dựa vào lúa ở vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm từ Thành phố Cần Thơ và tỉnh Trà Vinh” được thực hiện vào tháng 7 và 8/2020 với sự tài trợ của Chương trình Tây Nam Bộ, Bộ GD&ĐT, ĐHQG TP.HCM, Quỹ Khoa học quốc gia Singapore. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Environmental Technology & Innovation.
Nông dân vùng duyên hải đối mặt với nhiều rủi ro vì biến đổi khí hậu hơn
Mô hình chuyển đổi giống cây trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ. Ảnh: ITN

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 600 nông dân trồng lúa ở 19 xã thuộc 6 quận của Cần Thơ (trung tâm đồng bằng) và Trà Vinh (ven biển), sau đó phân tích dữ liệu bằng khung Chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) và cách tiếp cận Chỉ số tổn thương sinh kế của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (LVI–IPCC).

Kết quả cho thấy, mặc dù nông dân cả 2 khu vực đều bị ảnh hưởng bởi BĐKH và áp lực môi trường nhưng ở duyên hải, nông dân ít có năng lực đáp ứng hơn, nói cách khác, sinh kế của họ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, thay đổi sinh kế để thích ứng còn tùy thuộc vào quy mô mở rộng diện tích trồng trọt nhưng nông dân ven biển hoặc không đủ năng lực này, hoặc thiếu kinh nghiệm, sợ rủi ro thiên tai. Mặt khác, hạn hán, ô nhiễm môi trường, giảm phù sa, xâm nhập mặn… sẽ gây tác động về dài hạn với sinh kế, trong khi nông dân còn thiếu hiểu biết hoặc chưa thực sự quan tâm đến những mối đe dọa của BĐKH.

Vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng, các chính quyền địa phương cần có những chiến lược và chính sách tăng cường hiểu biết và kỹ năng cho nông dân, đồng thời khuyến khích phát triển các hoạt động phi nông nghiệp.


Lam Hà



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.