Hồi sinh những cánh đồng cỏ biển để thu giữ các-bon

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/11/2022 | 10:59:20 Sáng

Vì cỏ biển được ví như những bể thu giữ các-bon khổng lồ dưới biển nên các nhà khoa học Đức đang tìm cách khôi phục chúng.

Cũng như nhiều nơi trên Trái đất, các cánh đồng cỏ biển tại Đức đang bị thu hẹp lại. Thực tế cho thấy, những đồng cỏ biển đang bị đe dọa trên toàn cầu. Riêng châu Âu đã mất 1/3 diện tích cỏ biển từ năm 1860 đến 2016, theo một nghiên cứu năm 2019. Bên cạnh đó, chất lượng nước kém, dịch bệnh và việc sử dụng nhiều phân bón cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
tm-img-alt
Bể nuôi cấy cỏ biển tại Trung tâm Nghiên cứu Đại dương Geomar Helmholtz ở Kiel, Đức. Ảnh: REUTERS

Theo Trung tâm Nghiên cứu đại dương Geomar Helmholtz ở Kiel, vùng Baltic có cánh đồng cỏ biển rộng gần 300km2, lưu trữ khoảng 3 đến 12 megaton carbon. Tại vịnh Kiel của Đức, Angela Stevenson và các đồng nghiệp của cô đã trồng một cánh đồng cỏ biển thử nghiệm bằng cách sử dụng hạt và cây giống từ một đồng cỏ tự nhiên gần đó, nhằm tìm ra phương pháp canh tác có thể khôi phục các cánh đồng cỏ biển.

Các nghiên cứu cho thấy một lợi ích lớn của cỏ biển là nó có thể lưu trữ lượng khí thải CO2 gấp hai lần so với hệ thống rừng. Do cỏ biển thực hiện quá trình quang hợp, chúng lưu trữ khí nhà kính carbon dioxide rất hiệu quả. Đó là vì quang hợp đòi hỏi thực vật sử dụng ánh sáng Mặt Trời để biến đổi carbon dioxide thành oxygen.

Những thực vật dưới nước này đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon, nhờ đó carbon được lưu trữ trong môi trường thay vì trôi nổi tự do trong khí quyển và tiếp tục góp phần gây ấm lên toàn cầu. Đây cũng là môi trường cung cấp nơi trú ẩn, bãi kiếm ăn phong phú cho hàng nghìn sinh vật đại dương khác nhau.


Hải Thanh



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.