Tạo ra mưa nhờ máy bay không người lái phóng điện vào các đám mây

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/11/2022 | 2:58:05 Chiều

Thành công của thí nghiệm đã chứng minh được rằng mưa nhân tạo có thể tạo ra nhờ giải pháp máy bay không người lái phóng điện vào đám mây

Theo Interesting Engineering, các nhà khoa học vừa thực hiện thành công một thí nghiệm chứng minh việc phóng điện vào một đám mây có thể tạo mưa, khi kích thước các giọt nước trong mây thay đổi. Theo đó, thí nghiệm mới này sẽ giúp hỗ trợ các đám mây bão hòa chuyển thành mưa.

Giles Harrison, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư vật lý khí quyển ở khoa khí tượng học của Đại học Reading, Anh, giải thích: "Điện tích có thể làm chậm quá trình bay hơi, thậm chí khiến các giọt nước phát nổ do lực điện vượt quá sức căng bề mặt vốn giữ chúng lại với nhau”.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) cho rằng, việc phóng điện vào đám mây có thể giúp các giọt nước kết dính với nhau và tích tụ trọng lượng. Do các giọt nước trong đám mây lớn hơn giọt sương mù, chúng có khả năng dễ va chạm hơn với nhau.

tm-img-alt
Máy bay không người lái được sử dụng trong thí nghiệm (Nguồn: VnExpress)

Để chứng minh điều này, trong một thí nghiệm được thực hiện ở Somerset, Anh, một chiếc drone được điều khiển để bay theo đường vòng tròn ở phương ngang tại khu vực nghiên cứu. Các máy phát điện tích âm và dương được bật luân phiên, trong khi cảm biến quang học tích hợp trên chiếc drone theo dõi thay đổi trong bức xạ khả kiến bên dưới.

 

Theo kết quả nghiên cứu, số lượng giọt nước được hình thành tăng lên khi chiếc drone giải phóng điện tích âm hoặc dương.

Thí nghiệm lần đầu chứng minh phóng điện từ máy bay không người lái có thể cung cấp giải pháp mới để tạo ra mưa nhân tạo. Chúng giúp thúc đẩy những đám mây giải phóng mưa ở khu vực khô cằn như Trung Đông và Bắc Phi.

Cụ thể, chúng ta tác động tới đám mây và sương mù mà không cần phải lo lắng về việc sót lại các phụ phẩm hóa học, vốn thường thấy ở phương pháp gây mưa nhân tạo (hay còn gọi là cloud seeding). Một chất được gọi là bạc iođua (AgI) thường được sử dụng trong quy trình tạo đám mây để giúp các tinh thể băng phát triển, tạo ra mưa. Một lượng thấp iốt bạc được tìm thấy tự nhiên trong môi trường, không có tác động tiêu cực đến con người.

 

Cục quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ thống kê hơn 50 chương trình theo dõi hoạt động gây mưa nhân tạo tại nước này từ năm 2000. Bang Utah chi tới 700.000 USD mỗi năm vào một sáng kiến tạo mưa. Tuy nhiên, thí nghiệm của Harrison và cộng sự tạo ra giải pháp thay thế gây mưa nhân tạo, khiến chúng diễn ra thuận với tự nhiên hơn.


Hải Sơn (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.