Là thủ phủ chăn nuôi của cả nước. Tỉnh Đồng Nai rất chú trọng các giải pháp về phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.748 trang trại chăn nuôi có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, đạt tỷ lệ gần 91%. Trong đó, tại các trang trại có quy mô lớn, chất thải rắn được thu gom và xử lý bằng các hình thức: ủ phân, ủ compost, sơ chế phân, sử dụng máy ép phân.
Tuy nhiên, nhiều giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn chưa giải được bài toán khó xử lý mùi hôi. Theo đó, H.Vĩnh Cửu đã làm việc với Công ty CP Tái chế sinh học BioRec (trụ sở ở TP.Hà Nội) triển khai thí điểm mô hình xử lý ô nhiễm và tái chế chất thải trại heo bằng tổ hợp công nghệ vi sinh, sinh khối giun (trùn quế) tại trang trại heo quy mô 4 ngàn con ở xã Tân An. Doanh nghiệp đề xuất mô hình chịu 100% chi phí lắp đặt thiết bị, nhân công, xử lý chất thải phát sinh từ nuôi heo. Nếu mô hình đem lại hiệu quả về kinh tế và môi trường, tỉnh sẽ cho phép doanh nghiệp tư vấn công nghệ đến các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Áp dụng mô hình nuôi trùn quế để xử lý chất thải trong chăn nuôi cơ bản giải quyết vấn đề phát sinh mùi hôi của trang trại. Ảnh: ITN
Đại diện Công ty CP Tái chế sinh học BioRec - đơn vị đề xuất mô hình công nghệ trên chia sẻ, nuôi trùn quế để xử lý chất thải chăn nuôi được một số nông hộ áp dụng nhưng ở quy mô trang trại, đánh giá tính hiệu quả dựa trên các số liệu, tiêu chuẩn để phổ biến thì chưa có. Công ty chọn Đồng Nai thí điểm vì số lượng trang trại chăn nuôi nhiều, lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường. Nếu thuận lợi, công ty không chỉ thương mại hóa giải pháp công nghệ mà đầu tư nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Áp dụng giải pháp này, heo được bổ sung men vi sinh vào thức ăn để giảm mùi hôi, phân heo và nước rửa chuồng được đưa vào máy vắt, từ máy vắt này nước đưa xuống hệ thống lọc băng sinh khối để tái rửa chuồng, còn bã phân làm thức ăn cho trùn quế. Phân trùn được dùng sản xuất phân bón hữu cơ, còn con trùn bán làm thức ăn cho gia cầm, thủy sản.
Đại diện Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai (ở xã Tân An, H.Vĩnh Cửu), đơn vị nhận thí điểm mô hình cho biết, trang trại đang áp dụng giải pháp hầm khí biogas để xử lý chất thải nhưng mùi hôi là vấn đề nan giải. Công ty sẽ tạo điều kiện triển khai mô hình này và nếu hiệu quả sẽ áp dụng lâu dài, đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm chi phí.
Dương Diễm (T/h)
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.