WHO cảnh báo tình trạng kháng kháng sinh gia tăng
- Cập nhật: Thứ tư, 21/12/2022 | 3:47:29 Chiều
Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy mức độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn ở mức cao, và khả năng kháng thuốc ở một số vi khuẩn phổ biến gia tăng.
Báo cáo cho thấy mức độ kháng thuốc cao, trên 50%, ở vi khuẩn thường gây nhiễm trùng máu trong bệnh viện, chẳng hạn như Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter spp. Những bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng này cần được điều trị bằng kháng sinh mạnh nhất, chẳng hạn như carbapenem. Tuy nhiên, 8% các ca nhiễm trùng máu do Klebsiella pneumoniae gây ra đã được báo cáo là kháng carbapenem, làm tăng nguy cơ tử vong.
Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường cũng có khả năng kháng thuốc mạnh hơn trước đây. Hơn 60% các chủng vi khuẩn lậu Neisseria, một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, đã cho thấy khả năng kháng một trong những loại thuốc kháng khuẩn đường uống được sử dụng nhiều nhất, ciprofloxacin. Hơn 20% E. coli phân lập, mầm bệnh phổ biến nhất trong nhiễm trùng đường tiết niệu, kháng cả thuốc điều trị dạng nhẹ, ampicillin và co-trimoxazole, và phương pháp điều trị mạnh hơn, fluoroquinolones.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: "Kháng kháng sinh làm suy yếu nền y học hiện đại và khiến hàng triệu người gặp nguy hiểm. Để thực sự hiểu được mức độ của mối đe dọa toàn cầu và đưa ra phản ứng sức khỏe cộng đồng hiệu quả đối với AMR, chúng ta phải mở rộng quy mô xét nghiệm vi sinh và cung cấp dữ liệu đảm bảo chất lượng trên tất cả các quốc gia, không chỉ những quốc gia giàu có".
Mặc dù hầu hết các xu hướng kháng thuốc vẫn ổn định trong 4 năm qua, nhiễm trùng máu do Escherichia coli và Salmonella spp. và nhiễm trùng lậu cầu kháng thuốc đã tăng ít nhất 15% so với tỷ lệ năm 2017. Cần nghiên cứu thêm để xác định lý do đằng sau sự gia tăng AMR quan sát được và xác định xem gia tăng AMR có bắt nguồn từ số ca nhập viện và điều trị bằng kháng sinh gia tăng trong đại dịch COVID-19 hay không.
Báo cáo mới cho thấy các quốc gia có phạm vi xét nghiệm hẹp hơn, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC), thường báo cáo tỷ lệ AMR cao hơn. Một phần có thể do ở nhiều nước LMIC, chỉ có một số ít các bệnh viện lớn báo cáo dữ liệu cho GLASS. Những bệnh viện này thường chăm sóc cho những bệnh nhân bệnh nặng nhất, và đã từng được điều trị bằng kháng sinh trước đó.
Ví dụ: mức AMR trung bình toàn cầu là 42% đối với E. Coli và 35% đối với Staphylococcus aureus kháng Methicilin. Nhưng khi chỉ xem xét các quốc gia có phạm vi xét nghiệm rộng, các mức này thấp hơn rõ rệt lần lượt là 11% và 6,8%.
Tỷ lệ AMR vẫn khó diễn giải do phạm vi xét nghiệm không đủ rộng và năng lực phòng thí nghiệm yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Để khắc phục khoảng cách này, WHO sẽ xây dựng năng lực giám sát ở các quốc gia, để họ có thể tạo ra dữ liệu về AMR phục vụ xây dựng chính sách và các biện pháp can thiệp.
Ứng phó với xu hướng kháng kháng sinh đòi hỏi cam kết từ các quốc gia nhằm tăng cường năng lực giám sát và cung cấp dữ liệu, cũng như hành động của tất cả mọi người và cộng đồng. Bằng cách tăng cường thu thập dữ liệu AMR có chất lượng được tiêu chuẩn hóa, giai đoạn tiếp theo của GLASS sẽ củng cố hành động dựa trên dữ liệu để ngăn chặn sự xuất hiện và lan rộng của AMR.
Nguồn:https://medicalxpress.com/news/2022-12-superbugs-antibiotic-resistance.html
Nguồn medicalxpress
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.