Từ lâu, loại nấm Fomes fomentarius, đôi khi còn gọi là "nấm móng guốc" vì bề ngoài nhìn giống móng ngựa và thường được dùng để nhóm lửa. Ngoài ra, loại nấm này còn được sử dụng để tạo ra một số loại quần áo và mũ. Chỉ mới gần đây, loại nấm này mới thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan đã tìm cách phân tích sâu hơn cấu trúc bên trong của nấm F. fomentarius. Theo TS. Pezhman Mohammadi, đồng tác giả nghiên cứu, cấu trúc bên trong của loại nấm này tỏ ra rất hứa hẹn.
Theo một nghiên cứu chính thức trên tạp chí khoa học Science Advances, các bộ phận của loại nấm này có cấu trúc tương tự ván ép hoặc da nhưng trọng lượng nhẹ hơn. Tên khoa học của loại nấm này là Fomes fomentarius.
Loại nấm Fomes fomentarius, còn gọi là "nấm móng guốc" hay "nấm bùi nhùi" với cấu trúc đặc biệt có tiềm năng thay thế vật liệu nhựa. Ảnh: Internet.
Theo các nhà nghiên cứu, cấu trúc sinh học nhẹ và hiệu quả có thể là giải pháp thay thế vật liệu nhựa trong tương lai, bởi chi phí rẻ, có thể sản xuất hàng loạt và tiết kiệm thời gian đồng thời lại mang tính bền vững.
Loại nấm này có tính toàn vẹn về cấu trúc tương tự như một số loại nhựa. Do đó, nó có thể được sử dụng để thay thế các vật liệu hấp thụ sốc dùng trong mũ bảo hiểm bóng đá và các thiết bị thể thao khác.
Với đặc tính cách nhiệt và âm thanh, loại nấm này thậm chí có thể dùng để sản xuất một số sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn như tai nghe.
Nấm F. fomentarius có lớp bảo vệ bên ngoài rất cứng và cứng, lớp giữa xốp mềm hơn và lớp bên trong chắc và bền, mỗi lớp trong số đó có thể hoạt động tốt hơn các loại vật liệu nhân tạo và tự nhiên khác.
Loại nấm này, rất phổ biến trên khắp Bắc bán cầu, cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Nấm F. fomentarius nở hoa trên vỏ cây sồi và bạch dương mục nát để hỗ trợ quá trình phân hủy.
Hiện nay, tiềm năng thay thế một số loại vật liệu nhựa của nấm F. fomentarius mới đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Cũng giống như bất kỳ công nghệ khởi đầu nào, sẽ phải mất vài năm để được hiện thực hoá nó.
Hải Đăng (T/h)
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường