NASA thử nghiệm công nghệ giúp phát hiện sớm sóng thần

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/6/2023 | 2:52:22 Chiều

Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang thử nghiệm cách tiếp cận mới nhằm phát hiện sóng thần qua tiếng ầm mà hiện tượng này tạo ra trong khí quyển.

Được kích hoạt bởi động đất, núi lửa dưới đáy biển và các lực rung chuyển Trái đất khác, sóng thần có thể tàn phá các cộng đồng ven biển. Khi đưa ra cảnh báo trước, mỗi giây đều có giá trị. Đó là lý do, NASA đưa ra công nghệ mới giám sát mối nguy hiểm nói trên được gọi là GUARDIAN (Mạng lưới thông tin thảm họa và cảnh báo dựa trên thời gian thực khí quyển tầng cao GNSS).

Công nghệ này sử dụng các tín hiệu từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để phát hiện sóng ở Vành đai lửa Thái Bình Dương bởi khoảng 78% trong số hơn 750 cơn sóng thần được xác nhận từ năm 1900 đến năm 2015 xảy ra ở khu vực này, theo cơ sở dữ liệu lịch sử do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA). GUARDIAN sàng lọc các tín hiệu để tìm kiếm dấu hiệu một cơn sóng thần đang hình thành ở đâu đó trên Trái Đất.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Theo giải thích từ NASA, trong một cơn sóng thần, nhiều km vuông bề mặt đại dương có thể dâng lên và hạ xuống gần như đồng thời, chiếm chỗ đáng kể không khí bên trên nó. Không khí bị dịch chuyển gợn sóng ra mọi hướng dưới dạng âm thanh tần số thấp và sóng hấp dẫn.

Trong vòng vài phút, những rung động này chạm tới tầng trên cùng của bầu khí quyển: tầng điện ly tích điện, được hấp thụ bởi Mặt trời. Xung đột tiếp theo của sóng áp suất với các hạt tích điện có thể làm sai lệch tín hiệu từ các vệ tinh định vị gần đó dù rất nhỏ.

 

Nhà khoa học Leo Martire tại NASA cho biết trong khi các công cụ điều hướng thường tìm cách khắc phục các nhiễu loạn của tầng điện ly, các nhà khoa học sử dụng các nhiễu loạn này làm dữ liệu để phát hiện thiên tai, qua đó đưa ra cảnh báo sớm.

Công nghệ mới có thể giúp phát hiện các mối nguy hiểm từ sóng thần thông qua các gợn sóng âm thanh và trọng lực mà chúng đẩy vào không gian. Theo NASA, mục tiêu dài hạn của GUARDIAN là tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm.

Sóng thần thường gây ra những tác hại khôn lường, thiệt hại lớn về người và của ở những nơi mà nó tràn qua.

 

Vì nhiều lý do mà người ta không thể dự đoán được sự xuất hiện của sóng thần sau những trận động đất ngoài biển. Thông thường, nếu động đất xảy ra, các nhà khoa học không thể biết ngay tác động của nó đối với đáy đại dương, mà phải chờ vài giờ sau đó. Ngoài ra, con người không thể phát hiện sóng thần nếu chúng ta ở giữa đại dương, bởi chúng chỉ thể hiện sức mạnh khi tới gần bờ.


Hải Đăng (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.