Tận dụng phế phẩm da bò làm thức ăn chăn nuôi và phân bón sinh học
- Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 9:46:45 Sáng
Tận dụng phế phẩm da bò, ông Đặng Tiến Dũng và các cộng sự tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ sau thu hoạch đã tạo ra thức ăn chăn nuôi và phân bón sinh học có lợi cho nông nghiệp.
Da bò thuộc sau khi xử lý bằng phương pháp thuỷ phân được gelatin hóa làm cho trương nở và mềm. Sau đó nhóm nghiên cứu đem lọc và rửa sạch rồi trộn với hệ vi sinh và đem ủ để chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các đơn chất và tạo mùi thơm để thành thức ăn chăn nuôi giúp cho gia súc hoặc ấu trùng dễ dàng chuyển hóa hoàn toàn thức ăn này.
Bên cạnh đó, da bò sau khi xử lý còn được xay nhỏ làm nguyên liệu thức ăn trực tiếp nuôi ruồi lính đen và bổ sung đạm trong thức ăn chăn nuôi thủy hải sản. Sản phẩm sau thủy phân phối trộn các chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, mangan... thực hiện phản ứng chelatropic tạo phân bón chelate axit amin, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Theo đó, quy trình công nghệ kể trên khi được triển khai sẽ giúp giải quyết phế phẩm da bò trong ngành công nghiệp dệt may, biến thành sản phẩm có giá trị kinh tế. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm sản phẩm trên một số lượng nhỏ ruồi lính đen, thủy hải sản, cây trồng. Kết quả mang lại rất tích cực.
Tuy vậy, theo một số chuyên gia, cần thận trọng trong việc phát triển các công nghệ này, bởi bên trong da thuộc không chỉ có chrome còn có những kim loại nặng gây hại khác tồn tại nhưng chưa được lọc sạch. Bên cạnh đó, cần phải tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá thành phần dinh dưỡng bên trong da thuộc và nên dùng với liều lượng và công thức bao nhiêu để phù hợp với mô hình chăm sóc ruồi lính đen, thủy hải sản và cây trồng về lâu dài.
Lâm Hà
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.