Phát hiện thêm 4 loài thực vật mới tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/9/2023 | 3:37:03 Chiều

TS. Đỗ Văn Trường và nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã phát hiện 4 loài thực vật mới thuộc chi Mộc hương tại Việt Nam.

Theo thông tin đăng tải trên Cổng TTĐT của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 4 loài mộc hương mới được phát hiện lần lượt là: Mộc hương Vũ Quang (A. vuquangensis) tại Hà Tĩnh, Mộc hương Cư (A. luudamcuii) tại Lào Cai và Hà Giang, Mộc hương Quảng Nam (A. quangnamensis) tại Quảng Nam, Mộc hương lá Thottea (A. thotteaeformis) tại Ninh Thuận.
4 loài Mộc hương mới được phát hiện tại Việt Nam
4 loài Mộc hương mới được phát hiện tại Việt Nam. Ảnh: VAST
Phát hiện là một trong những kết quả nổi bật của đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng và bảo tồn một số loài Mộc hương (Aristolochia L.) ở Việt Nam”. Nhóm nghiên cứu đã điều tra bổ sung thêm thành phần loài Mộc hương tại các khu rừng đặc dụng, kết hợp điều tra và thu thập mẫu vật chi Mộc hương và hoàn chỉnh 86 mẫu tiêu bản của 44 số hiệu mẫu thuộc 20 loài Mộc hương ở Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận và định loại được 31 loài Mộc hương ở Việt Nam, trong đó có 18 loài Mộc hương có giá trị sử dụng làm thuốc và làm cảnh, đồng thời tiến hành đánh giá hiện trạng bảo tồn cho 12 loài Mộc hương ở Việt Nam từ mức độ sắp nguy cấp (VU) đến cực kỳ nguy cấp (CR) trên cơ sở khung tiêu chuẩn và tiêu chí phân hạng bảo tồn của IUCN (2012, 2019).
Thực hiện đề tài nói trên, nhóm nghiên cứu cũng đã khảo sát hàm lượng tinh dầu của 8 loài Mộc hương ở Việt Nam, lần đầu tiên phân tích thành phần hóa học tinh dầu và thử hoạt tính kháng viêm cho 2 loài Mộc hương đặc hữu của Việt Nam. Đó là cơ sở khoa học quan trọng, góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo, nhằm phát triển các sản phẩm ứng dụng từ nhóm Mộc hương.


Tùng Lâm




Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.